Người bị bệnh sỏi thận cần lưu ý về các loại thực phẩm ăn hằng ngày. Có những thực phẩm người bệnh sỏi thận nên tránh, ngược lại có những thực phẩm ngăn ngừa tái phát sỏi thận hiệu quả. Sau đây là một số thực phẩm nên và không nên dùng đối với người bệnh sỏi thận.
Nước
Cơ thể cần cung cấp trung bình từ 1,5-2 lít nước (bao gồm nước lọc, nước canh, nước hoa quả... ). Nhưng do cuộc sống bận rộn, nhiều người lại quên việc cung cấp cho mình lượng nước cần thiết. Khi uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít làm việc, lượng nước tiểu giảm và trở nên đậm đặc, chất khoáng đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi. Vì thế, uống nhiều nước (với người bệnh sỏi thận, lượng nước cần uống trung bình 2,5lít - 3lít/ngày) sẽ làm loãng nước tiểu, giảm nồng độ tinh thể trong nước tiểu, tăng lượng nước tiểu và giúp tống xuất sỏi ra ngoài. Bên cạnh việc uống nhiều nước còn phải hạn chế các chất gây mất nước như: trà, coffe, chocolate, rượu.
Uống hoặc ăn các thực phẩm có nhiều chất ức chế quá trình tạo sỏi như acid citric, pyrophosphate, magne.
Acid citric và một số chất khác giúp làm giảm pH nước tiểu, từ đó giúp đào thảo các chất cặn lắng nhanh hơn giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Acid citric có nhiều trong các trái cây họ cam quýt, trong đó, chanh chứa hàm lượng acid citric rất cao. Pyrophosphate có nhiều trong cám gạo, men bia, gạo lứt. Magne có nhiều trong các quả màu xanh, gạo lứt, lúa mì, hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt lạc, hạt hướng dương.
Ăn nhiều rau quả để bổ sung chất xơ cho cơ thể
Chất xơ có tác dụng làm giảm canxi trong nước tiểu, kết hợp với canxi trong ruột để canxi được bài tiết qua phân thay vì thông qua thận. Chất xơ cũng tăng tốc độ chuyển động của các chất thông qua ruột, vì vậy sẽ có ít thời gian hơn cho canxi hấp thụ. Tuy nhiên, một số loại rau quả chứa lượng oxalate cao làm tăng nguy cơ tạo sỏi và nên tránh ở người bệnh sỏi thận như: củ cải đường, rau bina, đậu phộng, hạt điều, ca cao,…Muối cũng là tác nhân tạo sỏi oxalate. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, chính vì thế nên bạn nên chú ý tới lượng muối ăn hàng ngày không nên ăn quá nhiều và tập thói quen ăn nhạt sẽ rất tốt cho cơ thể không riêng gì phòng tránh mình bệnh sỏi thận.
Hạn chế lượng thịt, nội tạng động vật và thay vào đó là các loại cá
Thịt, nội tạng động vật chứa nhiều purin, làm tăng lượng urate trong nước tiểu, làm trầm trọng thêm sự phát triển của sỏi thận, đặc biệt là sỏi urate.
Bên cạnh việc có chế độ ăn phù hợp, người bệnh sỏi thận cần kết hợp điều chỉnh chế độ sinh hoạt như vận động điều độ, khi cơ thể vận động sẽ hỗ trợ quá trình chuyển hóa góp phần tăng tốc xuất sỏi ra ngoài. Đặc biệt không nhịn tiểu, cần đi tiểu hết bãi, tránh nước tiểu tồn dư trong bàng quang.
17/12/2020
Trong khoảng 50 năm qua các nhà khoa học trong và ngoài nước vẫn tìm kiếm những loài thuộc họ Nhân sâm để thay thế nhân sâm với một số tác dụng: bổ, tăng lực, chống stress và đã phát hiện nhiều loài có tác dụng tương tự nhân sâm,......
14/08/2020
Ho là một phản xạ để tống ra ngoài các chất tiết, dị vật, vi sinh vật... có ở đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) do đó ho cũng có thể coi như một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp......
12/12/2018
Đối với các bệnh nhân có nguy cơ cao hoặc đã từng điều trị sỏi thận, việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống cũng như sử dụng thuốc nhằm giảm nguy cơ tái hình thành sỏi là điều cần thiết. Việc điều trị dự phòng phụ thuộc vào từng loại sỏi cũng như đánh giá dựa trên chuyển…...
10/12/2018
Sỏi thận là chứng bệnh phổ biến, gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân, đồng thời việc điều trị cũng tốn nhiều chi phí. Việc hình thành sỏi thường xảy ra ở đường tiết niệu trên nhưng nó thường di chuyển theo niệu quản và gây ra những cơn đau quặn thận. Mặc dù sỏi thận ít gây ra tử…...