Sức khỏe cho mọi người
A A A A

NGÂN KIỀU GIẢI ĐỘC FAVOMIN VÀ CHỨNG CẢM MẠO PHONG NHIỆT

Theo y học cổ truyền, chứng cảm mạo là hậu quả của ngoại tà xâm nhập vào cơ thể chúng ta gây nên khi có sự thay đổi thời tiết hoặc sức đề kháng của cơ thể suy giảm.

Hai yếu tố gây bệnh phổ biến nhất thường gặp vào mùa đông (ở miền Bắc) và mùa mưa (ở miền Nam), gây nên chứng cảm mạo gồm có “phong hàn” (tức yếu tố lạnh kết hợp với gió), gây bệnh Cảm lạnh và “phong nhiệt” (gồm có yếu tố thời tiết nóng kết hợp với gió hoặc do “lệ khí” – tương ứng với virus Cúm theo y học hiện đại), gây bệnh Cảm nóng và Cảm cúm.

“Ngân kiều giải độc” là bài thuốc do Danh y Ngô Cúc Thông đời nhà Thanh (Trung Quốc) lập ra, trong tác phẩm “Ôn bệnh điều biện” để điều trị hiệu quả các bệnh thuộc chứng ôn bệnh ở giai đoạn đầu (do phong nhiệt xâm phạm vào phần “vệ khí” tức cửa ngõ phòng vệ đầu tiên của cơ thể, tương ứng với hệ hô hấp) như: Cảm cúm, Viêm đường hô hấp trên, Viêm phế quản cấp, Sởi, Ho gà, Viêm amydal cấp.

Theo y học cổ truyền, bài thuốc “Ngân kiều giải độc” có tác dụng tân lương giải biểu, thanh nhiệt giải độc, tuyên phế lợi yết, nên được chỉ định: trị chứng cảm mạo phong nhiệt kèm phát sốt, sợ gió, nhức đầu, ho, khô miệng, họng đau.

  • Tân lương giải biểu: dùng thuốc có vị cay (từ Hán Việt: “tân” nghĩa là “cay”) có tác dụng phát tán các độc tố ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi, thuốc có tính mát (từ Hán Việt: “lương” nghĩa là “mát”) để kết hợp làm mát cơ thể, giúp hạ sốt.
  • Thanh nhiệt giải độc: giải trừ nhiệt tà (yếu tố “phong nhiệt” tức là “gió” và “nóng” từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào kết hợp với đàm nhiệt bên trong cơ thể) và độc tà (độc tố do virus Cúm tạo ra khi xâm nhập vào cơ thể).
  • Tuyên phế lợi yết: làm cho hệ hô hấp được khai thông, loại trừ các yếu tố gây bệnh ra khỏi đường hô hấp (từ Hán Việt: “tuyên” là khai thông, “Phế” là tạng phủ tương ứng với “hệ hô hấp” trong y học hiện đại, “yết” là “hầu họng”). Hệ hô hấp là cửa ngõ đầu tiên để các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào, gây những biểu hiện đầu tiên là viêm họng, ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi; bài thuốc này dùng tốt nhất ở giai đoạn bệnh mới phát, để kịp thời “quét sạch” các yếu tố gây bệnh này ra khỏi cơ thể, không cho xâm nhập sâu hơn.

Cách phân biệt chứng “cảm mạo phong nhiệt” với “cảm mạo phong hàn”:

Cảm mạo phong nhiệt
(cảm nóng, cảm cúm)
Cảm mạo phong hàn
(cảm lạnh)
Nhức đầu, ho nhẹ, cổ họng đau
Phát sốt nặng Phát sốt nhẹ
Sợ gió không sợ lạnh Sợ lạnh, sợ gió
Dễ ra mồ hôi Không ra mồ hôi
Mũi ngạt, chảy nước mũi đục hoặc hơi vàng đặc, ho có đàm đặc hơi vàng Mũi ngạt, chảy nước mũi trong loãng, ho có đàm trắng loãng
Miệng khô, hay khát nước, ưa uống nước lạnh Miệng nhạt không khát, ưa uống nước nóng
Tiểu tiện ít, nước tiểu vàng đậm Tiểu tiện nhiều, nước tiểu trong

Thành phần bài thuốc bao gồm các dược liệu:

  • Kim ngân hoa, Liên kiều: là chủ dược, có thể chất nhẹ, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm thông suốt, đẩy tà khí ra ngoài qua da.
  • Kinh giới, Bạc hà, Đạm đậu xị: vị cay phát tán nhiệt tà ra ngoài bằng đường mồ hôi. Kinh giới tuy có vị cay tính ấm, nhưng ấm mà không khô táo, phối hợp với Kim ngân hoa, Liên kiều, Đạm trúc diệp sẽ làm khống chế tính ôn của Kinh giới, giúp gia tăng công hiệu phát tán của bài thuốc.
  • Ngưu bàng tử, Cát cánh, Cam thảo: phối hợp có tác dụng giải độc, lợi hầu họng, khử đàm, làm thông suốt đường hô hấp.
  • Đạm trúc diệp: vị ngọt mát chất nhẹ, giúp thanh nhiệt tạo thêm chất dịch cho cơ thể.
  • Cam thảo: điều hòa các vị thuốc.
  • Các vị thuốc phối hợp với nhau giúp gia tăng công hiệu sơ tán phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc.

Theo Y học hiện đại:

  • Kim ngân hoa, Liên kiều, Ngưu bàng tử và Bạc hà: tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, kháng virus. Trong đó Kim ngân hoa và Liên kiều có tác dụng kháng rất mạnh với nhiều chủng vi khuẩn, trong đó có các vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở đường hô hấp trên.
  • Kinh giới, Bạc hà: tác dụng hạ nhiệt nhờ cơ chế làm tăng tiết mồ hôi.
  • Cát cánh, Cam thảo: tác dụng giải nhiệt, long đờm, giảm đau, kháng viêm, an thần. Cam thảo còn có tác dụng giải độc.

Nghiên cứu dược lý hiện đại về bài thuốc “Ngân kiều giải độc” cho thấy nhiều tác dụng phù hợp với chỉ định của bài thuốc: tác dụng giải nhiệt, tác dụng kháng viêm, tác dụng kháng dị ứng, tác dụng diệt virus Cúm A trên mô hình in vitro.

Dựa theo công thức xuất xứ cổ phương dưới dạng thuốc thang và thuốc hoàn, Công ty CPDP OPC đã nghiên cứu cho ra đời chế phẩm “Ngân kiều giải độc Favomin” với dạng bào chế hiện đại là viên nang cứng, liều dùng mỗi lần 3 viên, ngày 3 lần, giúp tiện lợi cho việc tuân thủ thuốc của bệnh nhân. Ngân kiều giải độc Favomin là một giải pháp từ thiên nhiên hiệu quả và an toàn để trị chứng cảm nóng và cảm cúm với các biểu hiện như phát sốt, sợ gió, nhức đầu, ho, khô miệng, họng đau.

Ngoài ra, dựa vào công năng của bài thuốc, Ngân kiều giải độc Favomin có thể được dùng để trị một số chứng bệnh thuộc thể ngoại cảm phong nhiệt biểu hiện ở ngoài da và yết hầu như: mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, nổi mề đay do nhiệt độc gây ra; một số bệnh đường hô hấp trên như viêm họng cấp tính, viêm amydal cấp tính thể nhẹ do cảm phải phong tà bên ngoài kết hợp với đàm nhiệt bên trong cơ thể mà gây bệnh.

 18950   21/01/2018
Ds. Trần Ngọc Dân
Mới hơn
Tin khác
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon