Sức khỏe cho mọi người
A A A A

MẤT NGỦ CUỐI GIẤC VÀ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là trạng thái chủ quan về một giấc ngủ không đủ về thời gian cũng như về chất lượng, nghĩa là khi ngủ dậy người ta vẫn cảm thấy sức khỏe về thể chất và tinh thần không được hồi phục, cảm giác uể oải, mệt mỏi, và vẫn còn buồn ngủ tiếp. Không phải người nào bị mất ngủ cũng giống nhau. Dựa vào thời gian bị mất ngủ, người ta thường chia mất ngủ thành 3 loại như sau:

•	Giấc ngủ rất quan trọng đối với người lớn tuổi1. Mất ngủ đầu giấc: người bệnh khó ngủ vào đầu hôm, từ lúc họ bắt đầu nằm xuống giường để ngủ cho đến lúc ngủ được lâu hơn bình thường.

2. Mất ngủ giữa giấc: những người mất ngủ dạng này dễ thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại.

3. Mất ngủ cuối giấc: dễ ngủ vào đầu hôm nhưng thời gian ngủ thường ngắn, và khi thức giấc thường không có cảm giác buồn ngủ trở lại.

Mất ngủ cuối giấc

Mất ngủ cuối giấc là một bệnh lý rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người trung niên hoặc người già. Việc thức dậy quá sớm vào buổi sáng, có thể là vào lúc 2 – 3 giờ sáng, khiến cho thời gian làm việc trong ngày bắt đầu sớm và kéo dài hơn bình thường, dẫn tới người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ vào buổi trưa. Nếu họ không ngủ trưa, thì cảm giác mệt mỏi sẽ kéo dài tới buổi chiều, làm cho những người này sẽ đi ngủ sớm. Nhưng những người lớn tuổi thường có thời gian ngủ mỗi đêm không nhiều và điều này sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của họ và họ lại thức sớm vào hôm sau tạo thành một vòng lẫn quẩn. Nhưng nếu những người mất ngủ cuối giấc, có giấc ngủ sâu vào buổi trưa cũng lại ảnh hưởng đến tổng thời lượng ngủ trong ngày và chắc chắn người bệnh sẽ thức sớm vào sáng hôm sau và bệnh mất ngủ cuối giấc lại tiếp diễn.

Điều trị mất ngủ cuối giấc bằng phương pháp gì?

•	Nên đến gặp bác sĩ đề tìm nguyên nhân mất ngủĐể điều trị mất ngủ cuối giấc, trước tiên bệnh nhân cần đến tham vấn ý kiến bác sĩ để tìm nguyên nhân gây mất ngủ là gì. Nếu là mất ngủ thứ phát do một bệnh nào khác – ví dụ như trầm cảm – thì ưu tiên điều trị bệnh đó trước. Nếu là mất ngủ tiên phát thì điều chỉnh thời gian sinh hoạt và dùng thuốc điều trị trong thời gian liên tục tối thiểu 18 tháng để nhịp sinh học trở về bình thường.

Hiện nay, để điều trị mất ngủ nói chung và mất ngủ cuối giấc nói riêng thì trên thị trường có nhiều loại thuốc khác nhau và kể cả nhiều loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tránh dùng các nhóm thuốc hóa dược như nhóm bezodiazepin, dùng kéo dài các thuốc thuộc nhóm benzodiazepin sẽ gây ra tình trạng hay quên, thuốc có thể gây giãn cơ và gây té ngã. Nhìn chung, các thuốc nhóm benzodiazepin đều gây phụ thuộc thuốc, vì thế ngày nay người ta ít dùng.

Các thuốc an thần có nguồn gốc từ dược liệu là nhóm thuốc người bệnh nên ưu tiên lựa chọn. Nên chọn thuốc được sản xuất từ các công ty dược phẩm lớn có ưu tín trên thị trường. Một thuốc tiêu biểu đó là Mimosa Viên An Thần do Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC sản xuất.

Ưu điểm khi sử dụng Mimosa Viên an thần:

  • Kết hợp độc đáo 5 dược liệu có tính an thần dưỡng tâm.
  • Các dược liệu đã có kinh nghiệm sử dụng lâu đời trong dân gian Việt Nam.
  • Độ dung nạp cao, sử dụng được cho bệnh nhân ở các lứa tuổi khác nhau*.
  • Không gây hiện tượng quen thuốc, lờn thuốc hay lệ thuộc thuốc.
  • Mang lại cảm giác dễ chịu khỏe khắn, không lừ đừ sau khi thức giấc.
Ghi chú: Mimosa Viên an thần sử dụng được cho trẻ từ 5 tuổi trở lên.

 
 19743   16/12/2015
Ds. Hồ Đức Cường tổng hợp
Tin liên quan
Mới hơn
Tin khác
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon