Mỡ máu cao hay còn gọi là rối loạn lipid máu, là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid máu bị rối loạn (tăng Cholesterol/ Triglycerid/ LDL-c, hoặc giảm HDL-c…). Rối loạn lipid máu thường không xuất hiện triệu chứng đặc trưng, phần lớn triệu chứng lâm sàng của bệnh chỉ được phát hiện khi gây ra các biến chứng ở các cơ quan hoặc biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não……
Một số dấu hiệu lâm sàng có thể gợi ý bệnh như thể trạng béo phì, ban vàng, tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành…. Tuy nhiên, trên thực tế, những bệnh nhân có thể trạng bình thường hoặc gầy vẫn có rối loạn lipid máu.
Do đó, để chẩn đoán chính xác phải dựa trên các chỉ số cận lâm sàng như:
Nguyên nhân tiên phát: do đột biến gen làm tăng tổng hợp quá mức hoặc giảm thanh thải Cholesterol, Triglycerid, LDL-c, giảm tổng hợp hoặc tăng thanh thải HDL-c. Rối loạn lipid máu tiên phát thường xảy ra sớm ở trẻ em và người trẻ tuổi, ít khi kèm thể trạng béo phì.
Nguyên nhân thứ phát: lối sống ăn nhiều thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, ít vận động hoặc bệnh sinh từ các bệnh lý khác như đái tháo đường, hội chứng Cushing, suy giáp, bệnh thận, xơ gan, người sử dụng estrogen.
Lipid máu tăng và không được điều trị trong thời gian dài, lượng lipid thừa có thể tích tụ lại các cơ quan, nội tạng, xuất hiện các dấu hiệu như: cung giác mạc, ban vàng ở mi, mí mắt, nhiễm lipid võng mạc, gan nhiễm mỡ, viêm tụy….
Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn lipid máu là xơ vữa động mạch, chính biến chứng này là nguyên nhân chủ yếu gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, viêm tắc gây hoại tử bàn chân.
Điều trị rối loạn lipid máu phải kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc. Thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên, bao gồm tăng cường tập luyện - vận động thể lực, nhất là những người làm công việc văn phòng, các đối tượng ít vận động, và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý với thể trạng và tính chất công việc.
Thay đổi lối sống sau 2-3 tháng mà không đem lại hiệu quả như mong muốn thì bệnh nhân được chỉ định điều trị với các loại thuốc hạ lipid máu: như Nhóm statin (Atorvastatin, Rosuvastatin, Simvastatin…), Nhóm fibrat (Gemfibrozil, Clofibrat, Fenofibrat), Nhóm Resin (Cholestyramin, Colestipol, Colesevelam), Omega 3.
Tuy nhiên, các thuốc điều trị rối loạn lipid máu đều chuyển hóa qua gan, nguy cơ gây hại cho gan rất cao. Do vậy, bên cạnh việc điều chỉnh lipid máu về mức bình thường thì việc sử dụng thuốc không gây hại cho gan nói riêng và các cơ quan khác nói chung là điều cần thiết.
“GARLICAP viên tỏi nghệ” của OPC là thuốc được bào chế từ Tỏi và Nghệ. Đây là các dược liệu thường được thấy trong các bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam nhưng lại có hiệu quả tốt trong điều trị tăng Cholesterol và Triglycerid.
Rối loạn lipid máu là bệnh cần được kiểm soát và điều trị trong thời gian dài. Do đó, bên cạnh việc thay đổi lối sống theo hướng tích cực, thì việc lựa chọn thuốc an toàn, hạn chế tối đa tác dụng phụ là điều cực kỳ cần thiết để người bệnh tuân thủ đúng liệu trình nhằm đạt hiệu quả điều trị như mong muốn.
05/08/2022
Mai mực là một vị dược liệu trong y học cổ truyền, thường được gọi tên là ô tặc cốt. Ô tặc cốt là phần mai rửa sạch, phơi khô hay sấy của con mực (Sepia esculenta Hoyle). Theo y học cổ truyền, mai mực có vị mặn, tính ôn, công năng thông huyết mạch, trừ hàn thấp, chỉ huyết.…...
12/05/2022
Methanol thuộc nhóm hóa chất không được dùng để rửa tay như cồn thông thường. Sử dụng methanol để rửa tay (hoặc nước rửa tay giả có chứa methanol) có thể gây ngộ độc cho người sử dụng....
10/12/2021
Bên cạnh sát khuẩn tay, xông mũi thì súc miệng là 1 phương pháp giúp ngăn ngừa virus xâm nhập đường hô hấp 1 cách hiệu quả. Nước muối sinh lý là loại dung dịch có chứa NaCl với nồng đồ 0,9%, đây là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu tương đương với cơ thể nên không…...
18/10/2021
Hạn chế tiếp xúc trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp với nhiều biến chủng mới là điều rất cần thiết, tuy nhiên gánh nặng mưu sinh buộc chúng ta phải thích ứng và sống chung với dịch,......
14/10/2021
Paracetamol là một loại thuốc phổ biến đến mức hầu như ai cũng biết. Trên thị trường hiện nay, không thể đếm hết các loại thuốc có thành phần chính là paracetamol. Và ở thời điểm này, nó còn được người dân ưu tiên trang bị sẵn sàng ở tủ thuốc mỗi gia đình,......
15/08/2021
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là một bệnh lý nguy hiểm đứng thứ 3 về nguyên nhân tử vong, sau bệnh lý tim mạch và ung thư, là nguyên nhân chính của tàn phế. Đột quỵ nguy hiểm không chỉ vì tỷ lệ tử vong cao, mà còn là gánh nặng cho người bệnh,…...
13/07/2021
Rau diếp cá là thực phẩm rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Ngoài ra, loại rau này còn được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh rất hiệu quả....
11/05/2021
Trên thế giới, ước tính có khoảng 30 triệu người mắc chứng phì đại tuyến tiền liệt. Trong đó, bệnh xuất hiện đa số ở nam giới từ 45 tuổi và nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi....
15/04/2021
Đau dây thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng cũng có thể không tìm thấy nguyên nhân tổn thương gọi là đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát....
16/10/2020
Theo đông y quan niệm cơ thể học có “lục phủ ngũ tạng”, lục phủ là sáu bộ phận trong vùng bụng bao gồm: vị, đảm, tam tiêu, bàng quang, tiểu trường, đại trường. Ngũ tạng bao gồm: tâm, can (gan), tỳ, phế (phổi), thận....
18/09/2020
Đối với sức khỏe con người, khoáng chất có vai trò rất quan trọng không thua vitamin. Khoáng chất tham gia vào cấu tạo tế bào, tham gia các hoạt động sống và đặc biệt quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi, duy trì......
15/09/2020
Nhiệt miệng, một bệnh quen thuộc mà hầu hết trong chúng ta ai cũng có ít nhất 1 lần mắc phải. Đây là một bệnh không nguy hiểm và thường tự khỏi nhưng lại gây cảm giác khó chịu và phần nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống......
25/08/2020
Mọi người đã từng nghe, từng xem trên ti vi, báo đài các sản phẩm có thành phần cao lá Thường xuân. Cây thuốc nghe lạ lạ nhưng chúng ta vẫn chưa biết chúng như thế nào, có tác dụng thần kỳ ra sao?......
31/01/2020
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố virus corona là Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế. Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC) được WHO ban bố khi có cuộc khủng hoảng quy mô toàn cầu ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng......
19/11/2019
Cơn đau thắt ngực là một triệu chứng thường gặp của bệnh lý động mạch vành gây ra do tình trạng thiếu máu cơ tim. Nếu không được điều trị kịp thời cơn đau thắt ngực có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim, rung thất…...
23/10/2019
Sỏi thận là một quá trình tích tụ các chất cặn trong nước tiểu lâu ngày, bệnh thường phát triển âm thầm cho đến khi có các biểu hiện rõ rệt trên cơ thể....
22/10/2019
Sỏi thận được hình thành theo nhiều cách khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu vẫn là do uống thiếu nước hoặc chế độ ăn không cân đối. Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu khoa học, sử dụng một số loại vitamin và khoáng không đúng cách cũng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận....
14/10/2019
Sỏi thận là bệnh phổ biến nhất trong chuyên khoa tiết niệu. Để trị sỏi thận có nhiều phương pháp khác nhau, có phương pháp chỉ tốn vài triệu nhưng có phương pháp lên đến vài chục triệu.......
11/10/2019
Cây thuốc nam Kim tiền thảo được xem là một dược liệu có tác dụng rất tốt đối với những người mắc bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, và còn nhiều tác dụng tuyệt vời khác. Lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, giảm đào thải canxi niệu là cơ chế......
09/10/2019
Sỏi thận không phải lúc nào cũng có hình dạng tròn đều mà sỏi thường có các góc cạnh, khi sỏi di chuyển sẽ tạo thành các vết xước trên bề mặt đường tiết niệu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập tạo thành ổ viêm nhiễm......
08/10/2019
Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu phổ biến và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Không chỉ gây ra những cơn đau, bệnh còn để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời......
04/10/2019
Bệnh sỏi thận có nhiều nguyên nhân hình thành và gây ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiết niệu, từ thận tới bàng quang. Việc lạm dụng thuốc, ăn uống không đúng cách, béo phì… đều cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc tái phát bệnh sỏi thận......
03/10/2019
Sỏi thận là căn bệnh nguy hiểm thường gặp chiếm tỉ lệ lớn, khoảng 30% các bệnh lý về đường tiết niệu. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn gây nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Vậy những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc sỏi thận?...
02/10/2019
Đau quặn thận (đau bão thận) xảy ra khi sỏi vào trong niệu quản gây tắc nghẽn dòng nước tiểu, đặc biệt khi sỏi di chuyển. Không chỉ khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau dữ dội mà đau quặn thận còn có thể có những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng nếu......
19/09/2019
Theo thống kê, có hơn 1/3 dân số mắc sỏi thận. Tuy nhiên không phải ai cũng lường trước được những biến chứng nguy hiểm sỏi thận gây ra để có phương pháp điều trị kịp thời. Vô hình chung,......
18/09/2019
Thận ứ nước là một trong những biến chứng do sỏi thận gây ra. Ứ nước có thể chỉ ở một bên thận hoặc ở cả hai bên. Bệnh gây suy giảm chức năng và tổn thương cấu trúc tế bào thận....
17/09/2019
Sỏi thận là căn bệnh phổ biến thường gặp. Sỏi hình thành và diễn biến âm thầm, nếu không có phương pháp điều trị sớm dễ gây ra những cơn đau dữ dội, có thể ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh....
26/08/2019
Sỏi thận là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Nếu sỏi nhỏ có thể tự đẩy ra theo đường nước tiểu, sỏi lớn có thể cọ xát ở đường niệu gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu hoặc sỏi thận bị kẹt......