Sức khỏe cho mọi người
A A A A

SỬ DỤNG THUỐC Ở NGƯỜI GIÀ, MỘT SỐ BỆNH LÝ VỀ THẦN KINH, MẠCH MÁU VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA CAO BẠCH QUẢ

1. Sử dụng thuốc ở người già

Ảnh hưởng của cơ thể lão hóa đối với việc sử dụng thuốc
Trong quá trình lão hóa, khả năng thích nghi của cơ thể với mọi tác động từ bên trong hay bên ngoài, đều có suy giảm, không khớp và không kịp thời. Ở người trẻ và người khỏe mạnh, các hằng số sinh học ít thay đổi hoặc chỉ dao động trong giới hạn khá hẹp nên có thể dựa vào đó để đánh giá tình trạng sức khỏe. Nhưng tuổi càng cao, những biến động về các chỉ số đó ngày càng nhiều, vì vậy khó có thể dựa vào đó để đánh giá tình trạng của cơ thể và càng sai lầm khi chỉ dựa vào chỉ số để quyết định cách dùng thuốc.
Giữa những người già có nhiều sự khác biệt nên khi dùng thuốc phải dựa vào tình trạng cụ thể của từng người.
Khi phải nằm bất động lâu,chế độ ăn thiếu protit,mắc nhiều bệnh, có bệnh mạn tính để lại những tổn thương trên nhiều cơ quan phủ tạng dẫn đến suy giảm chức năng, ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc trong cơ thể. Mặt khác, tính chất đa bệnh lí trên cơ thể người già càng làm cho việc sử dụng thuốc khó khăn hơn,phải chú ý đến tương tác giữa các thuốc.
Đối với người già việc thực hiện y lệnh thường khó khăn. Tuổi càng cao càng có nhiều sai lầm trong nhiệm vụ này, thông thường do hay quên, lẫn, mắt mờ, đôi khi khó uống do khô miệng, có khi do thiếu ý thức tôn trọng trong những quy định của chuyên môn. Cho nên đối với người già cần có nhân viên chuyên môn, thân nhân hướng dẫn việc dùng thuốc cho đúng liều, đúng cách, đúng thời gian, đúng thuốc. Không để các cụ tự ý dùng thuốc, có thể gặp những hậu quả khó lường.

Tình hình thuốc khi đưa vào cơ thể người già
Thông thường thuốc đưa vào cơ thể phải qua các giai đoạn: hấp thu, gắn thuốc, chuyển hóa và đào thải. Ở mỗi khâu đều có sự thay đổi so với cơ thể người trẻ.

 

Hấp thu thuốc

 

Đối với người già, thuốc thông thường được phổ biến sử dụng qua các dạng: cồn và cao xoa, viên uống, viên đặt, viên ngậm dưới lưỡi,…
Hấp thu thuốc qua da:Khi già, da mất một phần lớp sừng, vì vậy tạo điều kiện cho thuốc dễ xâm nhập vào cơ thể.

 


Hấp thu thuốc ở bộ máy tiêu hóa:

  • Ở người già, hoạt động của dạ dày bị chậm lại nên đã làm ảnh hưởng nhiều đến sự hấp thu của thuốc.
  • Ruột non đáng lẽ là nơi hấp thu thuốc rất tốt vì niêm mạc ruột non có bề mặt rộng lớn, nhu động ruột thường xuyên nhào nặn giúp phân phối thuốc đều. Nhưng ở người già sự tưới máu ở ruột giảm đi dẫn đến giảm hấp thu. Thời gian từ khi uống thuốc đến khi đạt điểm tối đa trong huyết tương bị chậm lại. Tác dụng dược lí cũng chậm hơn.

Gắn thuốc
Gắn thuốc vào protein huyết tương:Người già thường giảm albumin huyết tương, nhất là có những bệnh mãn tính, dẫn đến thuốc khó gắn vào albumin huyết tương mà ở dạng tự do trong máu, dễ gây ngộ độc như sulfamid, benzodiazepin, prednison…
Gắn thuốc vào các thụ thể: Ở người già một số loại thụ thể dễ nhạy cảm với thuốc như: benzodiazepin, barbiturat, làm cho những thuốc này có hoạt tính cao hơn rõ rệt.

 

Chuyển hóa thuốc 
Gan là cơ quan chuyển hóa thuốc chủ yếu nhưng đồng thời cũng là nơi bài tiết một số thuốc.Gan lão hóa giảm nhiều chức năng làm cho nhiều thuốc tăng hoạt tính và độc tính.

 

Thải thuốc qua thận 
Ở người già, một phần nephron bị teo, số còn lại chỉ đảm bảo 1/3 chức năng. Có suy thận thì độc tính của thuốc tăng rõ rệt như điếc khi dùng kháng sinh loại aminoglycosid. Suy thận làm giảm protein huyết tương, hậu quả là dạng tự do của thuốc tăng cao, hoạt tính và độc tính cũng tăng như: sulfamid, doxycyclin…

 

 

 

 

 

Kê một đơn thuốc cho người già
Một số nguyên tắc cần tôn trọng khi kê đơn thuốc cho người già.
Nắm thật đầy đủ bệnh sử, tiền sử của người bệnh và gia đình. Hỏi bệnh nhân thật cặn kẽ về tiền sử dị ứng, về các tác dụng phụ đã gặp khi dùng thuốc.
Đơn thuốc phải thích hợp và hiệu quả với từng người già, cần quan tâm đến khả năng kinh tế của người bệnh. Tránh dùng thêm thuốc không thật cần thiết cho việc điều trị.

 

 

 

2. Một số bệnh lý về thần kinh và mạch máu:

Tuổi đời càng tăng càng có nhiều nguy cơ xảy ra bệnh tật đối với não gắn liền với quá trình suy yếu trí tuệ và rối loạn các chức năng cao cấp khác của võ não.
Người ta có thể gặp nhiều biểu hiện phong phú khác nhau từ những rối loạn tâm lí nhỏ đến những rối loạn tác phong trầm trọng. Phổ biến nhất là các rối loạn chú ý và trí nhớ cũng như các rối loạn cảm xúc và tính tình. Các trạng thái trầm cảm, lú lẫn và sa sút cũng không hiếm.

Đau cách hồi
Đau cách hồi động mạch là tình trạng đau chi do thiếu máu khi gắng sức gây ra bởi tình trạng hẹp tắc động mạch, gây cản trở huyết động của chi. Đau xuất hiện do hậu quả máu không được cung cấp đầy đủ khi nhu cầu oxy đòi hỏi tăng lên, dẫn đến tình trạng chuyển hóa yếm khí và toan hóa.
Về lâm sàng:Đau cách hồi thể hiện dưới dạng chuột rút, xuất hiện từ từ sau khi đi bộ gắng sức, thường ở một vị trí nhóm cơ nhất định. Đau của bàn chân, thường không điển hình, do tắc mạch cẳng chân gây nên bước đi khập khiểng cách hồi.

Bệnh lý tắc mạn tính động mạch chi dưới 
Là hậu quả của việc tắc dần dần các động mạch cấp máu cho chi dưới do xơ vữa. Bệnh thường gặp ở nam giới hơn và biểu hiện lâm sàng chủ yếu từ 60 tuổi. Các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch như: hút thuốc lá, rối loạn chyến hóa lipid, tiểu đường, tăng huyết áp.

Hội chứng Raynaud 
Đây là hội chứng mạch ngoại vi biểu hiện kịch phát với các triệu chứng: giai đoạn đầu thiếu máu với trắng các đầu ngón tay và mất cảm giác, tiếp theo là giai đoạn ngạt với các ngón tay xanh tím, cuối cùng là giai đoạn xung huyết với sự xuất hiện các ngón tay đỏ và rất đau. Hội chứng Raynaud hay gặp nhất trong các rối loạn mạch ngoại vi, nó thường xuất hiện khi trời lạnh, ẩm ướt hay khi bệnh nhân xúc động. 80% nguyên nhân gây hội chứng Raynaud liên quan đến co thắt mạch do lạnh.
Như đã đề cập ở phần trêndùng thuốc cho người già (thường là đối tượng đặc biệt bị đa bệnh lý) phải hết sức thận trọng.Vì vậy, một trong những xu hướng điều trị hiệu quả các triệu chứng cũng như bệnh lý đã nêu trên là nên dùng các thuốc chiết xuất từ thảo mộc.

Đề cập trong phạm vi bài này là cây Bạch quả hay Ngân hạnh có tên khoa học là Ginkgo biloba L. Họ Ginkgoaceae.

  • Thành phần hóa học: Thành phần chính gồm các Flavonoid thuộc nhóm flavonol với các chất chính là kaempferol, quercetin và isorhamnetin; các hợp chất terpen mà quan trọng nhất là các diterpen lacton có cấu trúc đặc trưng.
  •  
  • Các thử nghiệm dược lý đã cho thấy Bạch quả có các tác dụng sau đây:

Trên thần kinh: Cao chiết Bạch quả có tác dụng ức chế trên thực nghiệm sự tiến triển và thúc đẩy sự hồi phục của phù não do độc chất hay tổn thương, giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng của não. Cao chiết cũng làm cải thiện sự dung nạp tình trạng thiếu oxy, đặc biệt ở mô não; giảm phù võng mạc và các tổn thương tế bào trong võng mạc.
Các tác dụng trên mạch và tuần hoàn máubao gồm: điều hòa trương lực của mạch, làm giãn mạch trong các trường hợp bị co mạch, tăng trương lực mạch máu trong những trường hợp giãn mạch bất thường: chống thấm thành mạch; Ức chế sự kết tập tiểu cầu và huyết khối và có các đặc tính chống thiếu máu cục bộ và phù nề.
Cao chiết Bạch quả có tác dụng ngăn cản các gốc tự do, làm bất hoạt các gốc tự do độc hại của oxy, ức chế sự peroxi hóa màng tế bào, giúp duy trì tính nguyên vẹn và tính thấm của  màng tế bào. 
Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng cao chiết Bạch quả với liều hàng ngày 120 – 240 mg có khả năng cải thiện các hội chứng liên quan tới thiểu năng não như ù tai, trầm cảm trong vòng 8 – 12 tuần. Các nghiên cứu lâm sàng cũng chứng minh hiệu quả của cao Bạch quả trong bệnh nghẽn động mạch ngoại vi.
Tác dụng phụ có thể xảy ra do dùng thuốc lâu ngày như rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, dị ứng da. Có thể kéo thời gian chảy máu nên các nhà lâm sàng đưa ra khuyến cáo: không dùng cho người có rối loạn đông máu, không dùng chung với các thuốc chống đông máu (Warparin, Heparin) hay các nhóm thuốc ngăn kết tập tiểu cầu (Aspirin, Dipyridamol, Ticlopidin). Nếu dùng chung thì phải theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa.
Chỉ định điều trị của cao chiết Bạch quả trong các triệu chứng sau:

- Giảm trí nhớ, kém tập trung,đặc biệt ở người lớn tuổi,

- Chân đi khập khiễng cách hồi.

- Ù tai, chóng mặt, giảm thính lực .

- Theo tổ chức Y tế thế giới, cao Bạch quả còn được dùng trong các bệnh Raynaud và hội chứng viêm tĩnh mạch.

 

 

 

 

Biệt dược OP.Can chứa hoạt chính: Cao Bạch Quả (40 mg).
Với 2 dạng bào chế: Viên nén bao phim và viên nang mềm.
Sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm OPC.

 

 16170   03/10/2014
DS.Nguyễn Văn Được
Mới hơn
Tin khác
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon