Sức khỏe cho mọi người
A A A A

TIÊU CHẢY - TÁO BÓN VÀ THUỐC ĐIỀU TRỊ TỪ DƯỢC LIỆU

Là chứng bệnh thường gặp của đường tiêu hóa, Bình thường đi đại tiện 1 lần/ ngày, nhưng có thể 2 – 3 lần/ngày đến 2 – 3 lần/tuần; phân bình thường thành khuôn, trường hợp này không gọi là tiêu chảy, lượng phân nhiều hay ít tùy thuộc vào lượng chất xơ ăn vào.

    Các triệu chứng tiêu chảy không biến chứng :
  • Đau bụng, đau âm ỉ hoặc đau quặn lại, đầy bụng.
  • Đại tiện nhiều lần ( trên 3 lần/ ngày ), phân lỏng, không thành khuôn
  • Phân dạng nước
  • Cảm giác không kìm được khi đi đại tiện
  • Buồn nôn và nôn
Ngoài các triệu chứng trên, các triệu chứng tiêu chảy phức tạp có thể có biến chứng nghiêm trọng như:
  • Trong phân có thể có máu, chất nhầy, hoặc thức ăn không tiêu.
  • Trọng lượng cơ thể giảm sút
  • Sốt
Tiêu chảy cấp tính ( dưới 2 tuần ) và mạn tính ( kéo dài trên 2 tuần ).

Nguyên nhân gây bệnh  :
Do vi-rút  : Nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy cấp tính là nhiễm vi rút.  Có nhiều loại vi rút có thể gây tiêu chảy cấp tính, thông thường là: Rotavirus ( thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em), Adenovirus, Caliciviruses ,Astrovirus.
Do vi khuẩn như : Staphylococcus aureus, Clostridium perfringens, Bacillus cereus, Salmonella typhi, Shigella, Escherichia coli (E. coli)...
Do ký sinh trùng : Các ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy như : Giardia lamblia, Entamoeba histolytica, Cryptosporidium
 Do dùng thuốc : Thường gặp nhất là do dùng thuốc kháng sinh, ngoài ra một số thuốc cũng gây tiêu chảy như thuốc như khi lạm dụng thuốc nhuận tràng, Antacids chứa magnesium...
Do Bệnh : Các bệnh về đường ruột, bệnh cường giáp, hội chứng ruột kích thích ...

Một số trường hợp khác cũng có thể gây bệnh tiêu chảy khi dùng các chất kích thích như rượu, cà phê, các thực phẩm gây dị ứng, hay do buồn phiền, lo lắng...

Mỗi mùa lễ tết đến do chế độ ăn uống, giờ giấc sinh hoạt, nghỉ ngơi thường bị xáo trộn nên dễ bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, đại tiện bất thường, hoặc dùng thức ăn bị nhiễm khuẩn do chế biến, bảo quản không đúng cách gây rối loạn tiêu hóa đặc biệt là gây tiêu chảy cấp tính. 
 
Các trường hợp tiêu chảy nhẹ do rối loạn tiêu hóa có thể khỏi khi điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, hoặc sau khi được bù nước và chất điện giải bằng đường uống, bổ sung men vi sinh.

Nếu tiêu chảy kéo dài sau 24 giờ ở trẻ em, trên 3 ngày ở người lớn hoặc có kèm các triệu chứng nghiêm trọng hơn như đau bụng dữ dội, sốt cao, mất nước nghiêm trọng mắt trũng sâu, da khô, phân có màu đen hoặc đỏ ...cần phải được khám và điều trị kịp thời. 

Trường hợp tiêu chảy mạn tính cần được khám để tìm nguyên nhân kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp để sớm khỏi bệnh 
 
Khi cần dùng thuốc điều trị có thể lựa chọn tân dược hay thuốc từ dược liệu, Inberco là một trong những thuốc điều trị tiêu chảy có nguồn gốc từ dược liệu, hiệu quả, an toàn, với thành phần gồm :  Mộc hương, Ngô thù du, Bạch thược, Berberin clorid.
 
Viên đại tràng INBERCO được sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO của công ty cổ phần dược phẩm OPC có hiệu quả điều trị tốt.
 
Mộc hương (Radix Saussureae lappae): Chủ trị khí trệ, ngực bụng đầy trướng, đau bụng, nôn mửa, lỵ, ỉa chảy.   
Ngô thù du (Fructus Evodiae):
Công dụng: chữa ăn uống không tiêu, nôn mửa, đau bụng tiêu chảy.
Bạch thược (Radix Paeoniae Alba):
 chữa đau nhức, trị tả lỵ, giải nhiệt.
Berberin clorid Trị tiêu chảy, lỵ amip, lỵ trực khuẩn. 
Viên đại tràng INBERCO  điều trị hiệu quả bệnh viêm đại tràng, cải thiện các triệu chứng của bệnh như : đau bụng quặn, mót rặn, đầy bụng, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa kéo dài, tiêu chảy phân có thể có nhày nhớt, có máu. Ngoài ra rất hiệu quả trong các trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn và bệnh lỵ.
Chỉ định: Trị tiêu chảy, viêm đại tràng, lỵ amib, lỵ trực khuẩn, nhiễm trùng đường ruột.
 
 
 
Táo bón
 
Táo bón là một triệu chứng thường gặp về tiêu hóa, người bị táo bón đi đại tiện từ bốn ngày trở lên hoặc một tuần dưới hai lần, phân có khối lượng ít (dưới 100 gam) khô cứng, đi khó phải ngồi lâu. Một số người bị táo bón kéo dài, có thể xen vào từng đợt đi đại tiện ngày 3 – 4 lần với đặc điểm là trong cùng một ngày phân không đồng nhất (lần đầu nước, lần sau khô cứng thành lọn, sáng phân lỏng, chiều phân khô) nhưng khối lượng vẫn ít (100 gam/ 24 giờ), đó là đi lỏng giả, thực chất vẫn là táo bón.
 
Người bị táo bón thường bị đau đầu, khó chịu, mệt mỏi, hơi thở hôi, lưỡi bự… khi đi đại tiện được các triệu chứng trên mất đi nhanh chóng, có thể là do khối phân ép lên các tận cùng thần kinh của thành đại tràng và trực tràng tạo ra các xung động đến trung tâm, thể hiện triệu chứng của ruột bị quá tải.
 
Táo bón xuất hiện đột ngột gọi là táo bón cấp tính. Táo bón kéo dài nhiều tháng, nhiều năm gọi là táo bón mạn tính.
 
Táo bón không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, có câu: “khổ như bị táo bón”.
 
Nguyên nhân:
 
Táo bón có thể là triệu chứng khởi đầu của bệnh lý thực thể tại đường tiêu hóa, hoặc là triệu chứng thứ phát của nhiều bệnh khác nhau thường đi kèm với những triệu chứng khác của bệnh chính.

Táo bón có thể do ứ trệ ở phần trên của đại tràng; nhưng cũng có thể có nguồn gốc từ hậu môn trực tràng, gọi là chứng khó đại tiện (có thể do thói quen đi đại tiện không đều đặn không đúng giờ giấc. Bị giảm hoặc mất cảm giác buồn đại tiện vì cố nhịn đại tiện kéo dài, thường hay phối hợp với rối loạn tâm lí).

Người già là đối tượng dễ bị táo bón nhất vì họ ăn ít nên việc tạo phân rất khó và có khi cả tuần mới đi cầu một lần.

Bị nóng nhiệt trong người, dùng nhiều chất kích thích như cà phê, trà ...

Do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ít vận động, , hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc

Cần có chế độ ăn uống hợp lý cho người bị táo bón: ăn đầy đủ chất xơ ( khoảng 30 gram mỗi ngày) có trong rau củ quả. Thực phẩm có nhiều chất xơ như đậu bắp, đậu rồng, khổ qua, khoai lang, hay như gạo còn chất cám. Nên hạn chế ớt, cà phê, rượu, trà và các chất ngọt như sô cô la, mứt… làm dễ bị táo bón. Bên cạnh đó, cần tránh thức quá khuya dậy quá trễ, những người này thường bỏ qua sinh hoạt đi cầu buổi sáng. Nếu để 2, 3 ngày mới đi cầu một lần sẽ làm phân cứng lại khó đi cầu và dễ gây ra táo bón. Thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao nhẹ. Không nên ngồi lâu, cứ một tiếng đồng hồ ngồi thì phải đứng dậy đi lại.

Ở trẻ em và phụ nữ thai hiện tượng táo bón cũng hay xảy ra, ở nhóm đối tượng này điểu chỉnh chế độ ăn uống phù hợp là cách chủ yếu để khắc phục hiện tượng táo bón và chỉ dùng thuốc khi có tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các thuốc chống táo bón: tác động lên nhiều yếu tố như làm thay đổi tính chất của phân, hoặc làm tăng thêm khối lượng (chất nhầy, sợi xơ) hoặc làm thay đổi độ đặc (chất làm mềm phân), tác động lên nhu động ruột, tác động lên nước và điện giải trong ruột non và đại tràng; tác động lên phản xạ đi đại tiện bằng các biện pháp tại chỗ.

 Thuốc Đông dược điều trị đơn giản, dễ kiếm thường phối hợp các vị thuốc điều trị táo bón rất hiệu nghiệm.

Viên nhuận tràng OP.Liz với chỉ định nhuận tràng, điều trị táo bón mà thành phần công thức có sự phối hợp các vị thuốc: Bìm bìm biếc, Phan tả diệp, Đại hoàng, Chỉ xác, Cao mật heo.
 
Bìm bìm biếc (Semen Ipomoeae):
Công dụng: hạt Bìm bìm biếc chữa táo bón, phù thũng cổ trướng, đau bụng giun    
  
Phan tả diệp (Folium sennae):
Công dụng: Phan tả diệp được dùng chữa táo bón, ăn không tiêu, tích trệ đầy bụng. Liều cao có tác dụng tẩy xổ.
 
 
 
 
Đại hoàng (Rhizoma Rhei):
Công dụng: các dẫn chất anthranoid trong Đại hoàng có tác dụng lên đại tràng làm tăng tiết dịch và tăng nhu động ruột. Ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn. Được dùng làm thuốc nhuận tràng, thuốc xổ 
 
 
 
Vị thuốc “lão tướng quân”
Chỉ xác (Fructus Aurantii):
Công dụng: được dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, ăn uống không tiêu, đầy hơi tích trệ
 
 
 
 
 
 
Cao mật heo (Extractum Fellis):
Công dụng: được dùng phổ biến trong y học hiện đại và y học cổ truyền, trị đau bụng, đau dạ dày, viêm đại tràng, táo bón.
 
 
 
  
Viên nhuận tràng OP.Liz
 
  
 Hãy trị dứt điểm tiêu chảy, táo bón.
Sống với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh.
 
Trường hợp táo bón do nóng nhiệt trong người thì các chế phẩm có công năng thanh nhiệt giải độc có hiệu quả rất tốt, trong nhóm này sản phẩm Cabovis của OPC với sự kết hợp các dược liệu Ngưu hoàng, Đại hoàng, Thạch cao, Hoàng cầm, Cát cánh, Cam thảo, Borneol có tác dụng điều trị các bệnh do nóng nhiệt trong người gây nên như viêm họng, sưng đau chân răng, lở loét miệng, mụn nhọt, táo bón rất hiệu quả.
 
 
 
 
 57253   26/12/2014
DS. Nguyễn Văn Được
Mới hơn
Tin khác
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon