Sức khỏe cho mọi người
A A A A

VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG VÀ THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU

Viêm loét dạ dày – tá tràng:

Viêm loét dạ dày – tá tràng ( DD - TT) là một bệnh rất thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới.

  • Nam gặp nhiều hơn nữ (nam 65%, nữ 35%).
  • Lứa tuổi thường gặp: 30 – 50 tuổi. Tuy nhiên vẫn gặp ở trẻ em.
  • Viêm loét dạ dày thường xuất hiện ở phần đứng bờ cong bé, vùng hang vị và vùng tiền môn vị.
  • Viêm loét tá tràng: thường gặp ở hành tá tràng.


Dạ dày – tá tràng

 

Nguyên nhân:

Giả thuyết được nhiều chấp nhận và từ đó đề ra các phương pháp thăm dò và điều trị hợp lý là sự mất thăng bằng giữa yếu tố gây viêm loét ( HCl, pepsin, acid mật, Helicobacter pylori,…) với các yếu tố chống viêm loét ( chất nhầy niêm mạc, tái sinh của tế bào biểu mô, Bicarbonate, Prostaglandin…). Trước đây, nguyên nhân được nói đến nhiều là do HCl. Nhưng ngày nay ngoài vai trò của HCl cần phải có những yếu tố khác, mà quan trọng nhất đã được khẳng định là nhiễm xoắn khuẩn Helicobacter pylori (Hp) và sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid ( Non Steroid Anti Inflammatory Drugs – NSAIDs).

Yếu tố thần kinh : Do căng thẳng thần kinh (stress) trong sinh hoạt, làm việc, học tập, do tai nạn, phẫu thuật…

Các bệnh nhân bị bỏng nặng hoặc các trường hợp bị choáng nặng do các bệnh nội khoa.

Thuốc lá, rượu, cà phê; các thuốc chống viêm: aspirine, NSAIDs và các thuốc corticoide  ( cortisone, prednisone, prednisolone…)

Viêm loét TT là do dịch vị có độ acid cao vượt quá khả năng chống đỡ của niêm mạc TT bình thường.

Viêm loét DD là do tình trạng giảm dinh dưỡng, chậm tái sinh của niêm mạc DD không đủ khả năng chống lại dịch vị có độ acid bình thường, thậm chí ít acid.

ACID + H. PYLORI
ACID + NSAIDs                      ======>                        Viêm loét
ACID + các yếu tố khác

Triệu chứng lâm sàng:
Triệu chứng chính là đau bụng với đặc điểm: đau ở vùng thượng vị; đau mạn tính từ vài năm đến hàng chục năm; đau có chu kỳ, thường về mùa lạnh; mỗi chu kỳ kéo dài ít nhất cũng từ 7 ngày hoặc 10 ngày trở lên. Các chu kỳ đau thường có liên quan với các chấn thương tâm thần hoặc làm việc căng thẳng; có thể đau lúc đói, ăn vào thì bớt đau, hoặc đau vài giờ sau bữa ăn. Thể trạng chung của bệnh nhân thường bình thường, có khi chỉ hơi gầy trong chu kỳ đau vì kém ăn, mất ngủ. Khi nội soi, hoặc chụp X quang sẽ thấy mức độ các tổn thương ở dạ dày và tá tràng.

Diễn biến:
Bệnh có tính chu kỳ, khoảng cách giữa các chu kỳ đau dài ngắn khác nhau tùy theo mỗi bệnh nhân và thời kỳ bệnh. Có khi triệu chứng đau cũng không rõ ràng, do đó rất khó đánh giá kết quả điều trị của một loại thuốc nếu chỉ căn cứ đơn thuần trên biểu hiện đau mà phải dựa vào kết quả nội soi hoặc bằng xét nghiệm acid – base dịch vị đối với viêm loét TT. Nói chung các chu kỳ đau dồn dập xảy đến thường có dấu hiệu không tốt. Viêm loét TT thường gây chảy máu nhiều hơn là viêm loét DD. Viêm loét dạ dày dễ bị thủng hơn viêm loét TT. Các biến chứng chảy máu và thủng có thể là biểu hiện đầu tiên của một bệnh viêm loét DD – TT tiềm tàng ở một người từ trước đến giờ không có dấu hiệu nào liên quan vùng thượng vị.

  • Biến chứng mạn tính: hẹp môn vị.
  • Ung thư hóa: chỉ có loét DD mới bị ung thư hóa với tỉ lệ trung bình 5%; để phát hiện sớm một ổ viêm loét DD bị ung thư hóa, cần theo dõi định kỳ bệnh nhân bằng nội soi kết hợp với sinh thiết; hoặc theo dõi bằng X quang kết hợp với lâm sàng sau một thời gian điều trị tích cực với các thuốc đặc hiệu hiện nay.

Điều trị:
Điều trị viêm loét DD – TT cần đạt 4 yêu cầu: giảm đau nhanh, liền sẹo ổ viêm loét, ngăn ngừa tái phát, ngăn ngừa biến chứng.
Chế độ ăn uống và làm việc: ngoài chu kỳ đau, người bệnh có thể làm việc và ăn uống bình thường chỉ cần tránh dùng quá nhiều các chất kích thích như : rượu, chè, cà phê, thuốc lá, gia vị cay nóng..., cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi  phù hợp. Trong chu kỳ đau, cần ăn nhẹ và kiêng các thức ăn có tính kích thích. Cần phải nghỉ ngơi tại giường nếu đau nhiều và hạn chế lao động trí óc và chân tay nếu đau ít.

Điều trị theo sinh lý bệnh học nhằm 2 mục tiêu: giảm yếu tố gây viêm loét, tăng cường yếu tố bảo vệ.
Để giảm yếu tố gây viêm loét, ngoài việc loại bỏ các yếu tố ngoại lai ( rượu, thuốc lá, aspirine, NSAIDs), tác nhân chính cần làm giảm là HCl. Có thể làm giảm HCl bằng 2 cách: trung hòa HCl và ức chế bài tiết HCl.

  • Trung hòa HCl có các thuốc antacid thường dùng: Natri bicarbonat, calci carbonat, nhôm hydroxyd, Magie hydroxyd.
  • Ức chế bài tiết HCl có các thuốc kháng tiết acid như:
  • Thuốc kháng choline kinh điển như belladone, atropine, Pirenzepine nhưng hiện nay thường không dùng  để điều trị viêm lóet vì nhiều tác dụng phụ
  • Các thuốc chẹn H2 histamin: cimetidine, ranitidine, nizatidine.
  • Các thuốc ức chế bơm proton (PPI) hiện nay đựợc sử dụng rộng rãi : omeprazol, lansoprazol, pantoprazol, rabeprazol, esomeprazol.
  • Tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày như các thuốc: Sucralfate, Prostaglandin.

Diệt Hp thường dùng kết hợp ít nhất 2 loại kháng sinh  + thuốc ức chế bơm proton hay/và Bismuth. Tuy nhiên, việc phối hợp thuốc cụ thể như thế nào, liều lượng ra sao và dùng trong thời gian bao lâu, phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Điều trị bệnh dạ dày phụ thuộc lớn vào việc chẩn đoán chính xác và sự phối hợp của bệnh nhân. Khi dùng thuốc có thể cắt cơn đau dạ dày và giảm nhanh các triệu chứng, nhưng không có nghĩa là niêm mạc DD – TT hoàn toàn bình phục. Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị, thời gian điều trị viêm loét dạ dày thông thường từ 4 – 8 tuần, có khi kéo dài hơn tùy tình trạng bệnh. Nếu không tuân thủ thì bệnh sẽ tái phát dai dẳng, hệ quả tất yếu là bị viêm loét DD – TT mãn tính dẫn đến các biến chứng nguy hiểm (như đã nêu ở phần trên).

Thuốc từ dược liệu
Ngành y học dân tộc Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các dược liệu trong nước để điều trị viêm loét DD – TT.

Căn cứ trên tác dụng dược lí của các dược liệu sau đây, Y học cổ truyền cũng có nhiều điểm phù hợp với cơ chế sinh lí bệnh học hiện nay như điều chỉnh độ acid và bảo vệ niêm mạc (mai mực, bột cam thảo), giảm đau ( hương phụ, cà độc dược tác dụng kháng cholin như belladone và atropine), chống viêm (bồ công anh, thổ phục linh); lên da non (nghệ, ngoài ra nghệ còn có tác dụng chống kích ứng, chống loét, bảo vệ niêm mạc DD, thông mật… ); An thần , trấn tĩnh tinh thần  (lá vông nem, lá sen).

Kinh nghiệm từ xưa cho thấy rằng ngăn ngừa bệnh là việc làm cần thiết và quan trọng hơn là để bệnh xảy ra rồi mới trị, như phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Bài thuốc Đởm kim hoàn của cố GS. Lê Minh Xuân được bào chế từ các loại dược liệu thiên nhiên: Nghệ, trần bì và cao mật heo điều trị các triệu chứng ở đường tiêu hóa như đau vùng thượng vị, ợ chua nóng rát vùng thượng vị, ăn uống khó tiêu, đầy hơi, sình bụng; đau dạ dày, đau gan, mật kém. Cải thiện tốt triệu chứng táo bón, chán ăn. Thuốc dung nạp tốt, có thể sử dụng lâu dài. Việc sử dụng thuốc điều trị kịp thời ngay từ khi các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa còn nhẹ góp phần giảm thiểu mức độ trầm trọng của bệnh, ngăn ngừa bệnh trở nặng như gây viêm loét …

Nghệ (Curcuma longa) thuộc họ Gừng Zingiberaceae; khoa học đã chứng minh được tính chất kích thích bài tiết mật của các tế bào gan do thành phần Paratolylmethyl carbinol có trong nghệ. Ngoài ra còn có Curcumin có tác dụng chống kích ứng, chống loét,  thông mật,  do gây co bóp túi mật.

Trần bì (Pericapium Citri reticulatae perenne) là vỏ quít phơi, càng để lâu càng coi là quí và tốt. Có tác dụng kích thích tiêu hóa. Trị các chứng ăn uống khó tiêu, ăn không ngon, nôn mửa.

Cao mật heo (Extractum Fellis) có tác dụng kích thích nhu động ruột, kích thích mạnh sự bài tiết mật, vừa có tác dụng thông mật giúp tiêu hóa chất béo.


Sản phẩm ĐỞM KIM HOÀN của công ty cổ phần dược phẩm OPC

CHOLAPAN  - Viên đởm kim (viên nén bao phim) là sản phẩm được chuyển dạng bào chế của Đởm kim hoàn, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Hiệu quả điều trị đã được chứng minh trên kết quả lâm sàng sau 15 ngày điều trị:

  • 80% với các bệnh nhân đau vùng thượng vị, ăn uống khó tiêu.
  • 85% với bệnh nhân có triệu chứng đầy hơi, sình bụng.
  • 73% với bệnh nhân có triệu chứng ợ chua và nóng rát vùng thượng vị.
  • 83% cải thiện tốt triệu chứng táo bón.
  • 80% cải thiện tốt cảm giác ăn ngon miệng.

Tuy nhiên ta nên dùng thuốc điều trị lâu dài hơn để củng cố hiệu quả điều trị và có tác dụng phòng ngừa.

Hiệu quả điều trị của hai dạng bào chế đã được chứng minh: Đởm kim hoàn mang tính chất thuốc hoàn truyền thống và Cholapan – viên đởm kim dạng viên nén  bao phim mang tính chất dạng bào chế hiện đại.



 
 18865   23/04/2015
DS. Nguyễn Văn Được
Mới hơn
Tin khác
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon