Sức khỏe Nam giới
A A A A

U PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH (TĂNG SINH LÀNH TÍNH)TUYẾN TIỀN LIỆT VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA CAO PYGEUM AFRICANUM

Tuyến tiền liệt (TTL):

Hình thể ngoài: Là một tuyến hình nón mà đáy ở trên, đỉnh ở dưới.

Vị trí: nằm phía trước trực tràng, sau xương mu và ngay dưới bàng quang, bao quanh đoạn niệu đạo tiền liệt. (Hình 1)

Cấu tạo: gồm khoảng 20-30 phức hợp tuyến dạng ống-túi được bọc trong một cấu trúc xơ và cơ trơn, bên ngoài là một bao xơ dày. McNeal phân chia TTL thành 4 vùng: vùng ngoại vi, vùng trung tâm, vùng chuyển tiếp và vùng đệm. (Hình 2)

Ngoài chức năng ngoại tiết (tiết ra tinh dịch đổ vào niệu đạo) còn có chức năng nội tiết. Tuyến này hay phì đại ở người già gây bí tiểu.

 

Hình 1: Tuyến tiến liệt

 

Hình 2: Phân chia TTL theo McNeal

 

Giải phẫu bệnh:
Về đại thể, u phì đại (UPĐ) TTL là một khối hình cầu gồm 2 hay 3 thùy áp sát vào nhau về phía trước nhưng dính chặt về phía sau, phát triển từ vùng chuyển tiếp đến vùng ngoại vi, hướng vào lòng bàng quang hay về phía trực tràng, có khi đội cả vùng tam giác bàng quang lên. Về phía dưới UPĐ TTL có thể bè ra hai bên ụ núi. Mô TTL bị đẩy ra ngoại vi, cấu tạo thành một vỏ có nhiều lớp bao xung quanh UPĐ TTL. Trong các phẫu thuật đường trên, UPĐ TTL có thể bóc tách ra khỏi bao xơ được hình thành.
Về vi thể, UPĐ TTL bao gồm nhiều nhân. Trong mỗi nhân có sự tham gia nhiều hay ít của các thành phần: tuyến, xơ và sợi cơ trơn. Trong mô đệm có các sợi cơ trơn và chất tạo keo.
Sau cùng, có khoảng 10 đến 20% UPĐ TTL kèm theo ung thư TTL (Moore, 1935).

 

Hình 3: Hình minh họa TTL bình thường (trái) và UPĐ TTL (phải)  

UPĐ TTL là nguyên nhân hay gặp nhất gây hội chứng tắc đường niệu dưới bàng quang. Niệu đạo TTL bị kéo dài và chèn ép bởi hai thùy bên đồng thời bị che lấp bởi thùy giữa. Thành bàng quang dày gấp 2-3 lần bình thường, các thớ cơ phì đại, bị các bào tương và tế bào lympho xâm nhiễm. Mặt khác, do áp lực trong bàng quang khi đi tiểu tăng nhiều lần so với ở người bình thường, tức là trên 50cm nước, niêm mạc bàng quang bị đẩy qua các thớ cơ ngoài, tạo thành hình lồi lõm trong lòng bàng quang mà người ta thường gọi là hình trụ và hốc. Một số hốc có thể phình to thành túi thừa bàng quang, thành bàng quang càng phì đại càng chèn ép làm hẹp đoạn niệu quản chui vào bàng quang. Điều này làm trở ngại cho dòng nước tiểu từ thận xuống, làm tăng áp lực trong lòng niệu quản gây thận ứ nước, viêm thận bể thận và suy thận, trong khi bàng quang mất dần trương lực và không còn khả năng thải nước tiểu ra ngoài.
Triệu chứng bệnh có thể chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn cơ năng: chưa tổn thương thực thể. Bệnh nhân đi tiểu khó, nước tiểu ra chậm, dòng nhỏ và yếu, tiểu ngắt quãng, đi tiểu xong còn nhỏ giọt, thời gian đi tiểu kéo dài, buồn đi tiểu là phải đi ngay, có khi són nước tiểu, đi tiểu nhiều lần đặc biệt ban đêm, gần về sáng.

Giai đoạn 2: đã có tổn thương thực thể, bàng quang giãn và có tồn đọng nước tiểu. Bệnh nhân đi tiểu khó, có cảm giác tiểu không hết, thường kèm theo dấu hiệu nhiễm khuẩn biểu hiện như: đi tiểu buốt, nước tiểu đục. Thực tế có thể phát hiện sỏi bàng quang, viêm bàng quang hoặc viêm tuyến tiền liệt.

Giai đoạn 3: có tổn thương thực thể nặng, ảnh hưởng đến chức năng thận. Lúc này cơ thành bàng quang mỏng, mất trương lực, ứ đọng nước tiểu tăng, nhiễm khuẩn nặng, có khi tiểu rỉ liên tục do bàng quang quá căng đầy nước tiểu. Các triệu chứng toàn thân như: thiếu máu, buồn nôn, ăn kém, buồn ngủ, mệt mỏi, phù, tăng huyết áp do tắt đường tiết niệu. Trong thực tế không phải lúc nào cũng diễn biến theo 3 giai đoạn trên vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Ở giai đoạn sau, các biến chứng thường gặp là: bí tiểu hoàn toàn gây đau quặn dữ dội vùng bụng dưới; Bí đái không hoàn toàn, nước tiểu tồn động trong bàng quang; đái ra máu; sỏi bàng quang; nhiễm khuẩn tiết niệu.

Điều trị nội khoa: UPĐ TTL to không phải là có chỉ định phẫu thuật. Các dấu hiệu chủ quan và khách quan có thể thay đổi theo thời gian. Vì vậy, ngoài các chỉ định ngoại khoa được chấp nhận khi có biến chứng nặng, cần theo dõi bệnh và sử dụng các biện pháp điều trị nội khoa.

Trước hết cần chống nhiễm khuẩn tiết niệu bằng kháng sinh thích hợp, sử dụng các loại thuốc giảm đau trong các bệnh vùng tầng sinh môn hay sau phẫu thuật vùng hạ vị để giảm kích thích gây rối loạn tiểu tiện. Hạn chế sử dụng các loại thuốc như Ephedrine, Phenylephrine… để tránh làm tăng sức cản ở cổ bàng quang. Có thể dùng các thuốc chiết xuất từ thảo mộc và các thuốc y học cổ truyền Việt Nam.

Các cuộc thử nghiệm được thực hiện ở Pháp vào năm 1960 đã cho thấy chất chiết xuất của cây Pygeum Africanum (cây mận châu Phi) có tác dụng rất khả quan trong vấn đề chữa tuyến tiền liệt. Tại Pháp, việc sử dụng cây Pygeum Africanum đã chữa trị thành công được 81% bệnh nhân có bệnh tuyến tiền liệt lớn.

Cao chiết Pygeum Africanum đã được cơ quan y tế tại Pháp và Đức chấp thuận cho sử dụng trong điều trị UPĐ TTL.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cao chiết Pygeum africanum tác động lên cơ quan đích là tuyến tiền liệt trên nam giới Kết quả phân tích thành phần hóa học và những nghiên cứu tác dụng dược lý gần đây chỉ ra rằng thành phần cao chiết từ vỏ thân Pygeum africanum bao gồm ba nhóm hoạt chất:  

Nhóm Phytosterols: bao gồm beta–sitosterol, có hoạt tính kháng viêm do ngăn cản sự hình thành các prostaglandin tiền viêm – một chất có khuynh hướng tích tụ trong tuyến tiền liệt của bệnh nhân UPĐ TTL.

Nhóm Pentacyclic Terpenes: có hoạt tính kháng phù.

Nhóm Ester của Ferulic Acid: tác động chủ yếu trên hệ nội tiết. Những thử nghiệm trên động vật cho thấy thành phần n-Docosanol của nhóm làm giảm đáng kể nồng độ prolactin trong huyết tương. Hoạt tính này có ý nghĩa quan trọng vì prolactin là nguyên nhân làm gia tăng lượng testosterone và qua đó gián tiếp làm gia tăng sự tổng hợp Dihydrotestosterone trong tuyến tiền liệt, trong khi Dihydrotestosterone được cho là yếu tố tham gia chính trong UPĐ TTL.

 

Hình 4: Biệt dược “Connec” được Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC sản xuất có hoạt chất chính chiết xuất từ vỏ cây Pygeum Africanum, dạng bào chế viên nang mềm với công nghệ “Softgel” hiện đại từ Hàn Quốc. Quy trình sản xuất được thực hiện trong nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP WHO.

 

Hình 5: Dây chuyền sản xuất  viên nang mềm tại Nhà máy đạt GMP WHO của Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC

 21933   20/08/2014
DS.Nguyễn Văn Được
Tin khác
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon