Nghiên cứu đột phá này, được điều hành bởi thạc sĩ Larisa G. Kovacevic (Bệnh viện Nhi Michagan), có thể tác động lớn đến việc chẩn đoán và điều trị của một rối loạn tác động đến hơn nữa triệu lượt cấp cứu ở Mỹ mỗi năm. Tỷ lệ sỏi thận đang tăng ở trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ vị thành thành niên, theo số liệu mới nhất của Viện Quốc gia Hoa Kỳ về bệnh thận, tiêu hóa, đái tháo đường (U.S. National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases).
Kết quả vừa công bố phân tích dữ liệu từ nghiên cứu theo dõi trong 3 năm đã phát hiện ra rằng “chuyển hóa chất béo bất thường có thể đóng một vai trò trong sự hình thành sỏi thận”. Các tác giả nghiên cứu cũng chú ý rằng tri thức đã tiến thêm một bước để nhận diện bất thường chuyển hóa ở trẻ em, tiếp tục hành động để ngăn chặn nó, giảm lượng chất béo trong thức ăn, cùng với đó là ngăn ngừa béo phì và thừa cân thời niên thiếu.
Để đi đến kết luận, nhóm nghiên cứu đã xem xét sự hiện diện của các “protein chuyển hóa lipid và protein vận chuyển” trong nước tiểu ở 16 trẻ em mắc bệnh sỏi thận. Các trẻ em được chia thành nhóm sỏi thận đồng thời có dấu hiệu cường canxi niệu, cường citrate niệu, chuyển hóa bình thường. Kết quả thu được so sánh với nhóm 14 trẻ em không mắc sỏi thận. Sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC-MS) để xác định nồng độ các protein. Kết quả được xác nhận bằng phương pháp kháng nguyên – kháng thể (ELISA) trên những mẫu riêng biệt.
Trong số 1.813 protein được nhận diện, 230 protein đáp ứng các yêu cầu trên. Trong số đó, phát hiện 5 protein chuyển hóa lipid và protein vận chuyển (ApoA2, ApoA4, ApoA3, FABPL, FABP4) khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhóm đối chứng. Nồng độ canxi bài tiết nước tiểu 24 giờ cũng có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với nồng độ của ApoC3 và FABPL.
Đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng có thể sử dụng một số protein chuyển hóa lipid và protein vận chuyển để làm marker chỉ điểm bệnh sỏi thận ở trẻ em.
Phát hiện này dù có cỡ mẫu nhỏ nhưng kết quả phát hiện của nó rất đáng để giới điều trị quan tâm, bắt đầu bằng việc kiểm tra nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu khi điều trị bệnh sỏi thận cho trẻ em… Nếu phát hiện bất thường, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn để giảm lượng tiêu thụ chất béo hoặc điều trị bằng những loại thuốc thích hợp khi cần thiết.
16/06/2021
Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì là một vấn đề đau đầu của nhiều quý phụ huynh. Nếu không cung cấp đủ dưỡng chất có thể làm cho trẻ gầy còm, suy dinh dưỡng hoặc các vấn đề sức khỏe khác như còi xương, thiếu máu, thiếu tập trung, kém thông minh......
02/06/2021
Tỳ vị là tạng phủ giữ vai trò chính trong hệ tiêu hóa. Công năng sinh lý của vị là thu nhận đồ ăn, của tỳ là vận hóa thủy cốc, thống nhiếp huyết (giữ cho huyết đi đúng đường, trong lòng mạch)......
27/04/2021
Viêm phế quản là một bệnh viêm đường hô hấp dưới phổ biến ở trẻ em từ 1 đến 3 tuổi. Bệnh có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng tập trung nhiều ở khoảng thời gian giao mùa....
18/08/2020
Ba mẹ nào có con biếng ăn chắc chắn sẽ phải đau đầu thường trực. Việc thiết kế thực đơn cho trẻ cũng như tìm các phương pháp điều trị biếng ăn ở trẻ em luôn luôn không phải là vấn đề đơn giản....
17/07/2020
Biếng ăn là một trong những nỗi lo lớn nhất của bố mẹ khi chăm sóc trẻ. Biếng ăn có nhiều loại, trong đó biếng ăn sinh lý là thường gặp nhất và hầu như trẻ em nào cũng đã từng trải qua......
22/06/2020
Nhiều người nghĩ rằng, suy dinh dưỡng chỉ có trong câu chuyện đời xưa ở các gia đình nghèo, thiếu thốn điều kiện. Nhưng không, nếu cho trẻ ăn uống không cân đối hoặc duy trì thói quen xấu khi cho trẻ ăn thì suy dinh dưỡng sẽ vẫn hiện diện ngay trong chính gia đình của bạn....
10/06/2020
Trị biếng ăn cho trẻ bằng thuốc từ dược liệu là phương pháp điều trị an toàn và mang lại hiệu quả cao. Phụ huynh cần xem xét kỹ tình trạng biếng ăn của con và chọn thuốc điều trị hợp lý để giúp con có hệ tiêu hóa......
15/07/2019
Tại sao trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân?. Đó là nỗi trăn trở của nhiều cha mẹ khi con ăn nhiều nhưng cân nặng vẫn “giẫm chân tại chỗ”, chậm phát triển. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do tiêu hóa kém hay còn gọi là kém hấp thu. Vậy mẹ phải làm gì khi trẻ ăn…...
25/04/2019
Rối loạn tiêu hóa là bệnh rất phổ biến trong những năm tháng đầu đời của trẻ, là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường làm trướng bụng, đầy hơi, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, ... lâu dần trẻ sẽ lười ăn, chán ăn dẫn đến sút cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng…...
18/04/2019
Theo đông y nguyên nhân gây chứng tích thực là do dinh dưỡng không cân đối, khẩu phần bữa ăn không cân bằng các nhóm thực phẩm, cho trẻ ăn không đúng cách, lượng thức ăn quá nhiều một lần, thức ăn khó tiêu, làm hệ thống tiêu hóa của trẻ không thể tiêu hóa nổi lượng thức ăn đưa…...
10/11/2014
“Trẻ em như búp trên cành”, ý muốn nói trẻ em cần được nâng niu chăm sóc, vì là những mầm non tương lai của đất nước. Chính vì vậy khi sản xuất thuốc cho trẻ em và sử dụng thuốc để điều trị bệnh cho trẻ cần lưu ý về dược lý học, rằng trẻ em là một đối…...
20/08/2014
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp, do các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa phát triển đầy đủ, chức năng hoạt động của các cơ quan cũng chưa hoàn chỉnh, do đó việc đưa thuốc vào cơ thể dưới bất cứ đường nào như:…...
14/04/2014
Một nghiên cứu mới cho thấy 73% trẻ em bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile được kê kháng sinh trong vòng 12 tuần trước đó, và 71% là nhiễm khuẩn cộng đồng, theo một nghiên cứu mới công bố trực tuyến tại tạp chí Pediatrics ngày 3/3/2014....