Tên khác: Sơn thù, thù nhục, táo bì.
Tên khoa học: Cornus officinalis Sieb.et zuce.
Họ: Thuộc họ Sơn thù du Cornaceae.
BỘ PHẬN DÙNG
Cây sơn thù du cho vị thuốc gọi là sơn thù hay sơn thù du (Fructus Corni) là quả khô của cây sơn thù. Quả, thu hái lúc vỏ ngoài chuyển sang màu đỏ, nhúng vào nước sôi ít phút, lấy thịt bỏ hạt, rồi làm khô.
Hình 1: Quả sơn thù tươi, khô
MÔ TẢ CÂY
Cây nhỏ cao chừng 4m, vỏ thân xám nâu, cành nhỏ không có lông. Lá đơn, mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng dài 5-7cm, rộng 3-4,5cm, đầu nhọn, đáy tròn, mép nguyên, 5-7 đôi gân phụ.
Hoa nở trước lá, mọc thành tán. Hoa nhỏ, màu vàng, 4 lá đài, 4 cành tràng, 4 nhị, bầu hạ.
Quả hạch hình trái xoan, dài 1,2-1,5cm, đường kính 7mm, khi chín có màu đỏ tươi, nhẵn, nhưng khi khô nhăn nheo hình mạng, cuống quả dài 1,5-2cm. Hạch hình trứng.
Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 8-10
PHÂN BỔ
Phân bố
Vì sơn thù hiện còn hoàn toàn phải nhập từ Trung Quốc. Tại Trung Quốc cây này mọc hoang và được trồng ở Thiểm Tây, Hà Nam, Sơn Đông, An Huy, Triết Giang, Tứ Xuyên. Vị thuốc là quả đã loại hạt rồi phơi hay sấy khô. Dùng với tên sơn thù nhục hay du nhục và theo Trung dược chí thì vị thuốc xuất khẩu với tên táo bì. Tại nước ta, một số người dùng thịt quả táo hay táo chua thay cho vị sơn thù phải chăng vì tên gọi này? Thực tế ta thấy đây là quả của hai cây xa hẳn nhau về thực vật. Cần chú ý phân biệt và cố đặt vấn đề di thực cây sơn thù.
Thu hoạch, chế biến
Tại những nơi có sơn thù mọc ở Trung Quốc, vào các tháng 10-11 người ta thu hoạch lấy quả, cho vào giá tre hong cho khô rồi bóc vỏ hạt, rồi tiếp tục sấy cho khô hẳn. Loại này tốt hơn. Vì có nơi hái quả về đem đồ cho hơi chín hay cho vào nước sôi trong 10 phút rồi lấy ra bóc vỏ hạt. Loại này thịt mỏng và được xem như chất lượng kém hơn loại trên. Vị thuốc dai, khó xé, vị chua, nhưng hơi đắng và chát. Trên thị trường người ta cho những quả sạch hết hạt, thịt dày, màu hồng, không bị cháy đen, vị chua là tốt.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
Theo Y học cổ truyền:
Sơn thù du có tác dụng bổ ích can thận thu liễm cố sáp. Chủ trị các chứng: Can thận hư tổn, huyễn vựng, dương nuy, hoạt tinh di tinh, hư hãn ( mồ hôi trộm), băng lậu.
Trích đoạn Y văn cổ:
Nghiên cứu dược lý hiện đại:
Theo báo cáo của D.V. Lebedev thì rễ, thân và hoa sơn thù du có tác dụng kháng sinh, nhất là đối với với nhóm vi trùng thương hàn và lỵ. Theo Lưu Thọ Sơn (Trung dược nghiên cứu văn hiến trích yếu, 1963, 56) sơn thù du có tác dụng lợi tiểu và hạ huyết áp.
Gan H. Z và cộng sự (Science, 1949, 110, 11) còn thấy dịch chiết nước có tác dụng ức chế đối với vi trùng Staphyloccocus aureus.
Trong đông y
Trong cuộc sống
Trong y học hiện đại
Lục vị hoàn (Bổ thận âm) là bài thuốc có từ lâu đời, đã được Danh y Hải Thượng Lãn Ông vận dụng chữa được các bệnh liên quan đến thận hư. Dựa trên bài thuốc quý , Công ty cổ phần dược phẩm OPC phát triển nên 2 chế phẩm mang tên Hoàn bát vị Bổ thận dương, Hoàn lục vị Bổ thận âm.
Với 8 vị thuốc ( Bát vị) Đông Y là thành phần chính : Hoài sơn, Sơn thù, Mẫu Đơn bì, Thục địa, Trạch tả, Phục linh, thêm 2 vị Quế và Phụ tử để ôn ấm cơ thể. Hoàn bát vị Bổ thận dương dùng cho người thận yếu, váng đầu, ù tai, đau lưng mỏi gối, nửa người dưới thường lạnh, hay đi tiểu đêm, mồ hôi trộm. Hỗ trợ trong việc ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Hoàn lục vị Bổ thận âm gồm 6 vị thuốc: Hoài sơn, Sơn thù, Mẫu Đơn bì, Thục địa, Trạch tả, Phục linh. Dùng cho người tinh huyết suy kém, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nước tiểu vàng, da hấp nóng, mồ hôi trộm, di tinh.
Hoàn Bổ thận âm, Bổ thận dương
TIÊU CHUẨN
Đạt tiêu chuẩn theo Dược điển Việt Nam IV.
Mô tả
Quả bị vỡ, nhăn nheo do bị tách bỏ hạt. Quả hình trứng, dài 1-1,5 cm, rộng 0,5-1 cm. Mặt ngoài màu đỏ tía đến tím đen, nhăn nheo, sáng bóng. Đỉnh quả có vết hình tròn của đài bền, đáy quả có vết của cuống quả. Chất mềm, mùi nhẹ, vị chua, đắng nhẹ.
Hình 3: Quả sơn thù
Vi phẫu
Hình 4: Vi phẫu quả Sơn thù
Trong đó:
A- Hình dạng tổng quát (Sketch)Bột
Màu nâu đỏ. Tế bào biểu bì vỏ quả có hình đa giác hoặc hình chữ nhật, đường kính 16 - 30 µm, thành tế bào ở mặt ngoài biểu bì dày, sần sùi, cutin hoá. Khoang chứa sắc tố màu vàng cam nhạt. Tế bào vỏ quả giữa màu nâu vàng cam, phần nhiều bị nhăn. Cụm tinh thể calci oxalat có đường kính 12 - 32 µm ít thấy. Tế bào đá hình vuông, hình trứng, hình chữ nhật, các lỗ rõ và có một khoang lớn. Nhiều hạt tinh bột hình trứng, đôi khi có rốn phân nhánh và vân mờ. Mảnh mạch điểm, mạch vạch, mạch vòng.
Hình 5: Vi phẫu bột quả Sơn thù
Trong đó:
A- Hình quan sát dưới kính hiển vi quang học (the light microscope)
B- Hình quan sát dưới kính hiển vi phân cực (the polarized microscope)
1- Tế bào biểu bì vỏ quả (1a-1 hình bề mặt, 1a-2 hình mặt bên)
2- Tế bào vỏ quả giữa
3- Hạt tinh bột (Inulin masses)
4- Cụm tinh thể Canxi oxalat (Cluster of calcium oxalate)
5- Tế bào đá (Stone cells)
6- Sợi (Fibre)
7- Mạch xoắn (Spiral vessels)
Định tính
Thể hiện phép thử định tính của quả Sơn thù
Độ ẩm
Không quá 12,0 %
Tạp chất
Hạt và cuống quả còn sót lại: Không quá 3 %.
Tạp chất khác: Không quá 0,5 %.
Tro toàn phần
Không quá 6,0 %
Tro không tan trong acid
Không quá 0,5 %
Chất chiết được trong dược liệu
Không ít hơn 50,0 %.
20/09/2018
Dây leo to, dài 5-7m, có thể hơn. Thân cành màu xám nâu, có nốt sần, cành non hơi có cạnh. La mọc so le, hình trứng, dài 5-11cm, rộng 3-7cm, gốc thuôn hẹp, đầu có mũi nhon, mép khía răng nhỏ, mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới có lông ngắn ở gân những lá non, cuống lá dài 1.5-3cm....
04/09/2018
Cây thảo cao 40-50cm. Thân rễ hình cầu hay hình con quay, nạc, màu trắng. Lá có cuống dài, bè to mọc ốp vào nhau và xòe ra như hình hoa thị, phiến lá hình trái xoan hay hình trứng, mép nguyên lượn sóng, gân lá 5-7 hình cung....
24/08/2018
Loại Quế này mọc và trồng nhiều tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc, ta cũng có loại quế này thuộc loại Quế tốt thứ hai trên thế giới sau loại quế quan của Sri Lanka. ...
17/08/2018
Liên kiều hình trứng, dài 1,6 – 2,3 cm, đường kính 0,6 – 1 cm. Đầu đỉnh nhọn, đáy quả có cuống nhỏ hoặc đã rụng. Mặt ngoài có vân nhãn dọc không nhất định và có nhiều đốm nhỏ nối lên. Hai mặt đều có 1 đường rãnh dọc rõ rệt....
10/08/2018
Cây thảo, sống lâu năm, cao 40-80cm. Thân rễ nạc, mọc bò ngang, phân nhiều nhánh. Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác thuôn, thắt lại ở gốc, đầu nhọn, dài 15-20cm, rộng 2cm, không cuống, có bẹ nhẵn, lưỡi bẹ nhỏ dạng màng, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt. ...
06/08/2018
Cây nhỡ hay cây to, cao 10 – 15 m hoặc cao hơn, thường xanh. Vỏ cây màu xám, khi bẻ đôi sẽ thấy sợi nhựa trắng mảnh như tơ giữa các mảnh vỏ đó. Lá mọc so le, hình trứng rộng, mép khía răng, dài 6 – 13 cm, rộng 3,5 – 6,5 cm, mặt trên xanh lụ sẫm, mặt dưới nhạt hơn, khi đứt lá làm 2 – 3 mảnh cũng thấy sợi nhựa trắng như ở vỏ cây....
31/07/2018
Sắn dây vốn có nguồn gốc từ hoang dại, thường mọc ở ven rừng kín thường xanh ẩm hoặc theo hành lang ven suối; ở độ cao đến 2000 m. Cây có vùng phân bố rộng từ Đông Ân Độ đến Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia... ...
30/07/2018
Bình vôi thuộc loại cây dây leo, dài từ 2-6m. Lá mọc so le: phiến lá hình bầu dục, hoặc hình tim hoặc hơi tròn. Hoa tự tán nhỏ, tính khác gốc, màu vàng cam. Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ tươi trong chứa 1 hạt hình móng ngựa có gai....
23/07/2018
Xích thược cũng như một vài loài khác cùng chi với bạch thược, mẫu đơn… có nguồn gốc ở vùng Đông Á, gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Đó là những cây cảnh quý, rể củ được dùng làm thuốc....
17/07/2018
Quýt là cây nhỡ, lá đơn so le, nguyên hoặc hơi khía tai bèo, hình trái xoan; cuống lá ngắn, hơi có cánh. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá; lá bắc nhỏ, hình vảy; đài hoa có 5 cánh hình trái xoan, có mũi nhọn, gần dính nhau; tràng có 5 cánh thuôn dày; nhị nhiều dài bằng cánh hoa, dính nhau một phần ở phía dưới, bầu hình cầu. Quả hình cầu dẹt, khi chín màu vàng cam sẫm, vỏ quả lồi lõm nhưng không sần sùi, cơm quả ngọt, chua và thơm....
01/12/2017
Ngô thù du là một cây nhỏ cao chừng 2,5-5m. Cành màu nâu hay tím nâu, khi còn non có mang lông mềm dài, khi già lông rụng đi, trên mặt cành có nhiều bì khổng. Lá mọc đối, kép lông chim, rìa lẻ. Cả cuống và lá dài độ 15-35cm, 2 đến 5 đôi lá chét, có cuống ngắn. Trên lá và cuống lá chét có mang lông mềm....
30/11/2017
Hoàng cầm là một loại cỏ sống dai, cao 20- 50cm, có rễ phình to thành hình chùy, mặt ngoài màu vàng sẫm bẻ ra có màu vàng. Thân mọc đứng, vuông, phân nhánh, nhẵn hoặc có lông ngắn. Lá mọc đối, cuống rất ngắn, hoặc không cuống; phiến lá hình mác hẹp, hơi đầu tù, mép nguyên, dài 1,5-4cm, rộng 3-8mm hoặc 1cm, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới xanh nhạt. Hoa mọc thành bông ở đầu cành, màu lam tím. Cánh hoa gồm 2 môi, 4 nhị (2 nhị lớn dài hơn tràng) màu vàng, bầu có 4 ngăn....
27/11/2017
Đương quy là một loại cây nhỏ, sống lâu năm, cao chừng 40-80cm, thân màu tím có rãnh dọc. Lá mọc so le, 2-3 lần xẻ lông chim, cuống dài 3-12cm, 3 đôi lá chét; đôi lá chét phía dưới có cuống dài, đôi lá chét phía trên đỉnh không có cuống; lá chét lại xẻ 1-2 lần nữa, mép có răng cưa; phía dưới cuống phát triển dài gần 1/2 cuống, ôm lấy thân. Hoa nhỏ màu xanh trắng hợp thành cụm hoa hình tán kép gồm 12-40 hoa. Quả bế có rìa màu tím nhạt. Ra hoa vào tháng 7-8....
27/10/2017
Cây thảo, sống lâu năm, cao 30-80cm. Rễ mảnh có đường kính 0,5-2cm, phân nhánh nhiều, màu đỏ nâu. Thân hình trụ, có 4 cạnh và lông mềm. Lá mọc đối, kép lông chim lẻ, 3-5 lá chét, đôi khi 7, hình trứng hoặc trái xoan, dài 2-7cm, rộng 0,8-5cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép có răng cưa tròn, hai mặt phủ lông trắng mềm, dày hơn ở mặt dưới, gân lá chằng chịt thành mạng lưới, làm phiến lá như bị rộp lên, lá chét tận cùng lớn hơn, cuống lá dài....
25/10/2017
Loài của lục địa châu Á, phân bố từ Ấn Độ qua Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, các nước Đông Dương. Ở nước ta, Diếp cá mọc hoang ở chỗ ẩm ướt. Thường được trồng làm rau ăn. Thu hái cành lá quanh năm, thường dùng tươi. Có thể phơi hay sấy khô để dùng dần. ...
16/12/1900
Cây riềng mọc hoang và được trồng ở khắp nước ta để làm gia vị và làm thuốc. Có cả ở Trung Quốc( Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Đài Loan). Có thể thu hái quanh năm, thường đào vào mùa thu đông hoặc sang xuân trước mưa phùn để dễ phơi sấy....
16/03/2017
Cây mã tiền Strychnos nux - vomica có nhiều ở Ấn Độ, Sri lanka, Malaysia, Thái Lan, Bắc Australia, ở nước ta hiện nay mới thấy mọc hoang ở vùng rừng núi các tỉnh phía Nam. Các loài mã tiền khác được phân bố ở hầu khắp các tỉnh vùng núi nước ta: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Giang, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị… Đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Kiên Giang. Riêng loài Strychnos cathayensis Mer. mới gặp ở tỉnh Quảng Ninh....
16/03/2017
Cây Hoàng kỳ: Cây sống lâu năm, cao 50-80 cm. Rễ dài hình trụ, mọc cắm sâu. Thân mọc thẳng đứng, trên có phân nhiều cành. Lá mọc so le, kép lông chim lẻ, gồm 6-13 lá chét hình trứng dài 5-23 mm, mặt dưới có nhiều lông trắng mịn. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm, dài hơn lá; hoa màu vàng; đài hình ống ngắn, 5 răng không đều; tràng có cánh cờ thẳng hình trứng thuôn; nhị 2 bó; bầu có nhiều noãn. Quả đậu dẹt, to dần về phía đầu và có mũi nhọn ngắn, mặt ngoài có lông ngắn, 5-6 hạt hình thận, màu đen. Mùa hoa vào các tháng 6-7, mùa quả vào các tháng 8-9....
14/03/2017
Trong các loài hoa, mẫu đơn đứng đầu, Thược dược đứng thứ hai. Mẫu đơn được tôn xưng là "hoa vương", Thược dược được coi là "hoa tướng". Tuy chỉ là "hoa tướng" nhưng Thược dược lại được sử dụng làm thuốc sớm hơn mẫu đơn. Hiện nay Thược dược trở thành thuốc bổ huyết thiết yếu, có phổ sử dụng rộng rãi và tần suất sử dụng rất cao....
13/03/2017
Nguồn gốc nguyên thủy từ Ấn Độ. Từ xa xưa, cây đã được trồng ở nhiều nơi, về sau trở nên hoang dại, trước hết là ở Trung Quốc. Vào thế kỉ 7 đến thế kỉ thứ 8, cây được du nhập sang Đông Phi; đến thế kỉ 13 cây được du nhập sang Tây Phi và đến thế kỉ 18 người dân Jamaica mới tiếp xúc với cây nghệ. Ngày nay nghệ được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới, từ Nam Á đến Đông Nam Á, Đông Á. Ở Việt Nam, nghệ là cây trông phổ biến ở khắp các địa phương, từ vùng ven biển đến núi cao trên 1500 m. ...
13/03/2017
Mẫu đơn là loài cây quý được trồng lâu đời ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Cây ưa sáng và ưa ẩm, thích nghi vùng khí hậu ôn đới và ấm. Hoa mọc lá mới vào mùa xuân từ các chồi ngủ trên thân cành, mọc ra loạt lá mới, sau đó có hoa. Hoa mẫu đơn nhiều màu, nở vào sáng sớm, thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, quả khi già tự mở....
05/03/2017
Rễ cỏ tranh được dùng chữa bệnh nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, đái ít, đái buốt, đái ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, phù viêm thận cấp, hen suyễn. Hoa cỏ tranh chữa chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu vết thương. Liều dùng 9 – 15 g/ ngày, sắc nước uống. ...
04/01/2016
Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,40-1m. Thân cành mọc sum sê, có rãnh và lông nhỏ. Lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu xanh lục sẫm, nhẵn hoặc có ít lông, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng; những lá ở ngọn có hoa không chẻ....
04/01/2016
Cây cao to 7- 12 m, có thể cao tới 20- 25 m, thân nhẵn, ít phân nhánh, vỏ cây màu xám tro, nhưng khi bẻ có màu vàng nhạt. Lá to 2- 3 lần kép lông chim, dài tới 2 m lá....
28/12/2015
Cây Ích mẫu có tên như vậy vì có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ). Tên Leonurus do chữ Hy Lạp Leon là Sư tử, oura là đuôi, heterophyllus là lá có hình dạng biến đổi, vì cây Ích mẫu giống đuôi con sư tử có lá hình dạng thay đổi. Ích mẫu là một loại cỏ sống 1-2 năm, cao 0,6 m đến 1 m. Thân hình vuông, ít phân nhánh, toàn cây có phủ lông nhỏ ngắn....
28/12/2015
Cỏ sống dai, cao 20 – 30 cm. Thân rễ hình chỉ, nằm bò sát dưới mặt đất, từng đoạn phình thành củ hình trứng, từ củ mọc lên thân khí sinh. Thân nhẵn, hình ba cạnh. Lá nhỏ, hẹp, và dài, gốc có bẹ ôm thân, đầu lá thuôn nhọn, gân chính rõ....
28/12/2015
Cây thảo, mọc bò, sau đứng thẳng, cao 0,3-0,5m. Ngọn non dẹt, có khía và lông tơ trắng. Lá mọc so le, gồm 1 (đa số) hoặc 3 lá chét hình tròn, dài 1,5 - 3,4 cm, rộng 2 - 3,5 cm, gốc bằng hoặc hơi hình tim, đầu tù hoặc hơi lõm, mặt trên màu lục xám nhạt, có gân rất rõ, mặt dưới phủ lông màu trắng bạc, mềm như nhung; lá kèm có lông, có khía; cuống lá dài 1 - 2,5 cm, có lông....