Tên gọi khác: Sâm tam thất, thổ sâm, kim bất hoán.
Tên khoa học: Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen
Họ: Nhân sâm (Araliaceae).
Bộ phận dùng: Radix Panasis notoginseng
Rễ Tam thất được thu hái trước khi ra hoa, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, rồi phân loại thành rễ củ, rễ nhánh và thân rễ.
MÔ TẢ CÂY
Cây Tam thất
Cây thảo, sống nhiều năm. Rễ củ hình con quay. Thân mọc thẳng, cao 30 - 50 cm, màu tím tía. Lá kép chân vịt, 3 - 4 cái mọc vòng gồm 5 - 7 lá chét hình mác, gốc thuôn, đầu có mũi nhọn, mép khía răng, hai mặt có lông cứng ở gân, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt.
Cụm hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân; hoa màu lục vàng nhạt; đài 5 răng ngắn; tràng 5 cánh rộng ở phía dưới; nhị 5; bầu 2 ô.
Quả mọng, hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ; hạt màu trắng.
Mùa hoa: tháng 5 - 7; mùa quả: tháng 8 - 10.
PHÂN BỐ
Tam thất có nguồn gốc ở phía nam Trung Quốc, được trồng từ lâu đời và không còn tìm thấy trong trạng thái mọc tự nhiên (Viện Nghiên cứu thực vật Vân Nam, 1975; Thực vật phân loại học báo, Vol 13, N°2: 29-48). Loài “Tam thất” trồng chủ yếu ở Trung Quốc hiện nay là Panax notoginseng. Cây được trồng nhiều nhất ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, sau đến Quảng Tây, và một số nơi khác Đài Loan, Nhật Bản và Triều Tiên.
Ở Việt Nam, tam thất là cây nhập trồng từ Trung Quốc (1970 - 1984). Các huyện Sa Pa, Bắc hà (Lào Cai); Thông Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh (Cao Bằng); Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Đồng Văn (Phó Bảng), Quản Bạ (Hà Giang); Sìn Hồ (Lai Châu) là nơi đã từng trồng nhiều tam thất. Tuy nhiên, từ trước đó rất lâu đồng bào người Hoa ở sát biên giới (Phó Bảng, Quản Ba Hà Giang) đã có quan hệ họ hàng bên Trung Quốc và đem tam thất về trồng ở vườn gia đình. Một số tài liêu cho rằng, tam thất mọc tự nhiên ở vùng Sa Pa (Sách đỏ Việt Nam, 1996 - tập II - Phần thực vật, 206 và Võ Văn Chi, 1996, Tù điển cây thuốc Việt Nam, 1992).
THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Tam thất chứa nhiều nhóm thành phần hóa học, chủ yếu là saponin (4,42 - 12,00 %), thuộc kiểu protopanaxadiol và protopanaxatriol. Nhiều ginsenosid: Rb1, Rb2, Rb3, Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2 – Rh1, Fz và glucoginsenosid Rf được phân lập từ toàn cây tam thất. Ngoài ra, còn có các notoginsenosid: R1, R2, R3, R4, R6.
Lá chứa saponin. Rễ còn có sanchinosid B1. Tinh dầu ở rễ và ở hoa.
Ngoài ra, còn có flavonoid, phytosterol (ß- sitosterol, stigmasterol, daucosterol), polysaccharid (arabinogalactan : sanchinan A), muối vô cơ (vết). (W. Tang và cs, 1992, A. Y. Leung và cs, 1996)
Một số công thức đại diện:
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
Rễ củ tam thất được chứng minh có những tác dụng dược lý rất phong phú.
CÔNG DỤNG
Công năng, chủ trị
Tam thất được dùng chữa thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh, sau khi đẻ huyết hôi không ra, ứ trệ đau bụng, kiết lỵ ra máu, đi tiểu ra máu, có tác dụng hoạt huyết, làm tan ứ huyết, chữa sưng tấy, thiếu máu, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ít ngủ, vết thương chảy máu.
Ngày uống 4 – 6 g, dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc. Dùng ngoài giã đắp hoặc rắc thuốc bột để cầm máu. Thân cây và lá tam thất cũng được dùng làm chè hãm hoặc nấu cao uống.
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, tam thất là thuốc bổ và làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể.
Chữa máu ra nhiều sau khi đẻ:
Tam thất tán nhỏ uống với nước cơm, mỗi lần 8g.
Chữa thiếu máu hoặc huyết hư các chứng sau khi đẻ:
Tam thất tán nhỏ, uống 6g, hoặc tần với gà non ăn.
Chữa các loại chảy máu, hoặc sưng u ở nội tạng, các loại thiếu máu do mất máu nhiều hay do giảm hồng cầu:
Tam thất tán bột, mỗi ngày uống 6 - 12g. Chảy máu cấp thì uống gấp bội, bệnh mạn tính thì uống kéo dài nhiều ngày.
Chữa chảy máu khi bị thương:
Lá tam thất giã nhỏ, trong uống, ngoài đắp.
Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi và phụ nữ sau khi đẻ:
Tam thất 12g; sâm Bố Chính, ích mẫu, mỗi vị 40g; kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g. Tán nhỏ, uống mỗi ngày 20g. Hoặc có thể sắc uống với liều thích hợp.
Chữa viêm gan thể cấp tính nặng:
Tam thất 12g; nhân trần 40g; hoàng bá 20g; huyền sâm, thiên môn, bồ công anh, mạch môn, thạch hộc, mỗi vị 12g; xương bồ 8g. sắc uống ngày một thang.
Chữa đái ra máu do viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu:
Tam thất 4g; lá tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân mỗi vị 16g; sinh địa, cam thảo đất, mộc hương, mỗi vị 12 Sắc uống ngày một thang.
Chữa rong huyết do huyết ứ:
Tam thất 4g; ngải diệp, ô tặc cốt, long cốt mẫu lê mỗi vị 12g; đường quy, xuyên khung, đan bì, đan sâm mỗi vị 8g; một được, ngũ linh chi, mỗi vị 4g sắc uống ngày một thang.
Trong y học hiện đại:
Với công nghệ chiết xuất hiện đại, Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC sản xuất các chế phẩm của Tam thất chứa các tinh chất có tác dụng chọn lọc của dược liệu này giúp người bệnh có được chế độ điều trị nhanh chóng và tiện ích.
Tam thất có tác dụng cầm máu, chống ứ trệ, lưu thông tuần hoàn máu, giảm đau, kháng viêm. Sản phẩm TAM THẤT OPC được chỉ định trong điều trị các chứng xuất huyết do bị rong kinh, chấn thương, chảy máu cam, ho ra máu, tiểu tiện ra máu và trong các trường hợp thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, ít ngủ, suy nhược cơ thể; đặc biệt đối với phụ nữ sau khi sanh.
OPCARDIO Viên Hộ Tâm là sự phối hợp hài hòa giữa hai dược liệu quý Đan sâm và Tam thất cùng với borneol, có tác dụng khá toàn diện trên tim mạch, đặc biệt có lợi trên mạch vành tim. Thuốc được chỉ định trong phòng ngừa và điều trị các chứng đau thắt ngực, tim hồi hộp; phòng ngừa và điều trị bệnh xơ vữa mạch vành.
VIÊN PHONG THẤP FENGSHI OPC chứa Tam thất, Hy thiêm, Ngũ gia bì chân chim, Mã tiền chế có tác dụng điều trị hiệu quả các chứng điều trị các chứng đau dây thần kinh liên sườn, đau vai, gáy, đau các chi, đau lưng, đau nhức các khớp.
Sản phẩm NÃO ĐẮC SINH CERINPAS với thành phần gồm có: Tam thất, Hồng hoa, Cát căn, Xuyên khung, Sơn tra có tác dụng điều trị các triệu chứng của tai biến mạch máu não (trúng phong) do ứ huyết gây tắc nghẽn kinh lạc như chóng mặt, hoa mắt, cơ thể khó cử động, khó phát âm ngôn ngữ. Xơ cứng động mạch não, tai biến mạch máu não do thiếu máu hoặc di chứng sau xuất huyết não với các triệu chứng trên.
TIÊU CHUẨN
Đạt tiêu chuẩn theo Dược điển Việt Nam IV.
Mô tả
Rễ củ có hình dạng thay đổi, hình trụ hay hình chùy, dài 1,5 cm đến 4,0 cm, đường kính 1,2 cm đến 2,0 cm. Mặt ngoài màu vàng xám nhạt, có khi được đánh bóng, trên mặt có những vết nhăn dọc rất nhỏ. Trên một đầu có những bướu nhỏ là vết tích của rễ con, phần dưới có khi phân nhánh. Trên đỉnh còn vết tích của thân cây. Chất cứng rắn, khó bẻ, khó cắt. Khi đập vỡ, phần gỗ và phần vỏ dễ tách rời nhau. Mặt cắt ngang có lớp vỏ màu xám nhạt, có những chấm nhỏ màu nâu (ống tiết), phần gỗ ở trong màu xám nhạt, mạch gỗ xếp hình tia tỏa tròn. Mùi thơm nhẹ đặc biệt, vị đắng hơi ngọt.
Vi phẫu
Lớp bần gồm 4 đến 5 hàng tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ chứa nhiều tinh bột, rải rác có những ống tiết chứa chất nhựa, đôi khi thấy tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Tầng sinh libe-gỗ thành vòng liên tục, các bó libe-gỗ cách nhau bởi những tia ruột rộng, gồm nhiều hàng tế bào (cũng chứa hạt tinh bột). Rất ít mạch gỗ.
|
|
Bột
Nhiều hạt tinh bột hình tròn, hình chuông hay hình nhiều cạnh, đường kính 3 mm đến 13 mm, đôi khi có hạt kép 2 đến 3. Mảnh mô mềm gồm tế bào hình nhiều cạnh, hoặc tròn, thành mỏng, có chứa tinh bột. Đôi khi thấy ống tiết trong có chất tiết màu vàng nâu. Mảnh bần gồm những tế bào hình chữ nhật hay nhiều cạnh. Đôi khi có tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Mảnh mạch mạng.
|
|
Định tính
A. Đặt một ít bột dược liệu trên khay sứ, nhỏ 1 giọt đến 2 giọt acid acetic băng (TT) và 1 giọt đến 2 giọt acid sulfuric đậm đặc (TT) sẽ xuất hiện màu đỏ, để yên màu đỏ sẽ sẫm dần lại.
B. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 15 ml ethanol 70 % (TT) đun trên cách thủy 10 phút, lọc. Lấy khoảng 1 ml dịch lọc pha loãng với nước cất thành 10 ml. Lắc mạnh 15 giây, có bọt bền.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Lắc đều hỗn hợp cloroform – ethyl acetat - methanol - nước (15 : 40 : 22 : 10), gạn lấy lớp dưới.
Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, trộn đều với 10 ml nước, thêm 10 ml n-butanolđã bão hòa nước (TT) vào hỗn hợp trên, lắc trong 10 phút, để yên trong 2 giờ. Lọc lấy dịch chiết butanol cho vào bình gạn. Thêm vào bình gạn 30 ml nước đã bão hòa butanol (TT), lắc kỹ, để yên cho tách lớp. Gạn lấy lớp butanol, cô trên cách thủy đến cạn. Hòa tan cắn trong 1 ml methanol (TT) làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột Tam Thất (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 l mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm đến 13 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT), sấy ở 120 oC cho đến khi xuất hiện rõ vết.
Các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có màu sắc và giá trị Rf giống các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 oC, 5 h).
Tro toàn phần
Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).
Chất chiết được trong dược liệu
Không ít hơn 16,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng methanol (TT) làm dung môi.
20/09/2018
Dây leo to, dài 5-7m, có thể hơn. Thân cành màu xám nâu, có nốt sần, cành non hơi có cạnh. La mọc so le, hình trứng, dài 5-11cm, rộng 3-7cm, gốc thuôn hẹp, đầu có mũi nhon, mép khía răng nhỏ, mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới có lông ngắn ở gân những lá non, cuống lá dài 1.5-3cm....
04/09/2018
Cây thảo cao 40-50cm. Thân rễ hình cầu hay hình con quay, nạc, màu trắng. Lá có cuống dài, bè to mọc ốp vào nhau và xòe ra như hình hoa thị, phiến lá hình trái xoan hay hình trứng, mép nguyên lượn sóng, gân lá 5-7 hình cung....
24/08/2018
Loại Quế này mọc và trồng nhiều tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc, ta cũng có loại quế này thuộc loại Quế tốt thứ hai trên thế giới sau loại quế quan của Sri Lanka. ...
17/08/2018
Liên kiều hình trứng, dài 1,6 – 2,3 cm, đường kính 0,6 – 1 cm. Đầu đỉnh nhọn, đáy quả có cuống nhỏ hoặc đã rụng. Mặt ngoài có vân nhãn dọc không nhất định và có nhiều đốm nhỏ nối lên. Hai mặt đều có 1 đường rãnh dọc rõ rệt....
10/08/2018
Cây thảo, sống lâu năm, cao 40-80cm. Thân rễ nạc, mọc bò ngang, phân nhiều nhánh. Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác thuôn, thắt lại ở gốc, đầu nhọn, dài 15-20cm, rộng 2cm, không cuống, có bẹ nhẵn, lưỡi bẹ nhỏ dạng màng, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt. ...
06/08/2018
Cây nhỡ hay cây to, cao 10 – 15 m hoặc cao hơn, thường xanh. Vỏ cây màu xám, khi bẻ đôi sẽ thấy sợi nhựa trắng mảnh như tơ giữa các mảnh vỏ đó. Lá mọc so le, hình trứng rộng, mép khía răng, dài 6 – 13 cm, rộng 3,5 – 6,5 cm, mặt trên xanh lụ sẫm, mặt dưới nhạt hơn, khi đứt lá làm 2 – 3 mảnh cũng thấy sợi nhựa trắng như ở vỏ cây....
31/07/2018
Sắn dây vốn có nguồn gốc từ hoang dại, thường mọc ở ven rừng kín thường xanh ẩm hoặc theo hành lang ven suối; ở độ cao đến 2000 m. Cây có vùng phân bố rộng từ Đông Ân Độ đến Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia... ...
30/07/2018
Bình vôi thuộc loại cây dây leo, dài từ 2-6m. Lá mọc so le: phiến lá hình bầu dục, hoặc hình tim hoặc hơi tròn. Hoa tự tán nhỏ, tính khác gốc, màu vàng cam. Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ tươi trong chứa 1 hạt hình móng ngựa có gai....
23/07/2018
Xích thược cũng như một vài loài khác cùng chi với bạch thược, mẫu đơn… có nguồn gốc ở vùng Đông Á, gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Đó là những cây cảnh quý, rể củ được dùng làm thuốc....
17/07/2018
Quýt là cây nhỡ, lá đơn so le, nguyên hoặc hơi khía tai bèo, hình trái xoan; cuống lá ngắn, hơi có cánh. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá; lá bắc nhỏ, hình vảy; đài hoa có 5 cánh hình trái xoan, có mũi nhọn, gần dính nhau; tràng có 5 cánh thuôn dày; nhị nhiều dài bằng cánh hoa, dính nhau một phần ở phía dưới, bầu hình cầu. Quả hình cầu dẹt, khi chín màu vàng cam sẫm, vỏ quả lồi lõm nhưng không sần sùi, cơm quả ngọt, chua và thơm....
06/07/2018
Cây leo bằng thân quấn, cành non có lớp lông bao phủ gồm lông đơn ngắn và lông tuyến có cuống, màu hơi đỏ có vân. Lá mọc đối, hơi dày, hình mũi mác - trái xoan, dài 4-7 cm, rộng 2-4 cm, gốc tròn, đầu nhọn, nhăn trừ mặt dưới trên các gân, cuống lá dài 5-6 mm....
05/07/2018
Cây Cát cánh mọc nhiều ở các tỉnh An Huy, Giang Tô và Sơn Đông của Trung Quốc. Cây trồng bằng hạt đang được di thực vào nước ta. Sau khi đào rễ về rửa sạch, bỏ tua rễ, bỏ vỏ ngoài hoặc không bỏ vỏ phơi khô, tẩm nước cắt lát dùng. Chích Cát cánh là Cát cánh chế mật sao vàng....
28/06/2018
Chủ yếu ở Đông và Đông Nam châu Á. Cây mọc hoang ở rừng núi ở độ cao khoảng 100-600m, ở nước ta có nhiều nhất ở các tỉnh Hà Bắc, Thanh hóa, Nghệ Tĩnh và Quảng Ninh. Hiện nay cây được nhiều nơi nuôi trồng để lấy củ....
24/02/2018
Tang ký sinh có vùng phân bố tự nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào nơi có trồng cây dâu tằm. Song, hiện nay chưa có những nghiên cứu cụ thể để chứng minh loài này còn ký sinh trên những loài cây chủ nào khác. Trên thế giới Tang ký sinh cũng được đề cập đến ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin.... ...
20/02/2018
Độc hoạt xuất xứ từ Trung Quốc, được trồng nhiều ở Triết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam. Cây được nhập vào Việt Nam đầu những năm 70 và được trồng ở Sa Pa (Lào Cai), sau đó được đưa ra sản xuất ở huyện Sìn Hồ (Lai Châu)....
07/02/2018
Dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ nguyên có hình giống củ khoai lang....
28/01/2018
Viễn chí là rễ phơi khô của một số loài thuộc chi Polygala. Dược điển Việt Nam in lần thứ nhất và Dược điển Trung Quốc quy định hai loài: Viễn chí lá nhỏ - Polygala tenuifolia Willd. hoặc viễn chí Sibêri -Polygala sibirica L. , Dược điển nhiều nước khác thì qui định loài Polygala senega L., họ Viễn chí - Polygalaceae....
24/01/2018
Cây Tô mộc là một cây cao 7-10 m, thân có gai, lá kép lông chim, gồm 12 đôi hay hơn 12 đôi lá chét, hơi dẹp ở phía dưới, tròn ở đầu, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Hoa 5 cánh màu vàng mọc thành chùm, nhị hơi lòi ra, nửa dưới chỉ nhị hơi có lông, bầu hoa phủ lông xám. Quả là một giáp dẹt hình trứng ngược dày, dai, cứng, dài từ 7-10 cm, rộng từ 3,5-4 cm, trong có 3-4 hạt màu nâu....
15/01/2018
Thiên niên kiện là một cây sống lâu năm, có thân rễ mập, màu xanh, đường kính 1-2 cm. Lá mọc so le, có cuống dài từ 18 đến 25 cm, màu xanh, mềm, nhẵn, phía dưới cuống nở rộng thành bẹ có màu vàng nhạt; phiến lá hình đầu mũi tên, dài 11-15 cm, rộng 7-11 cm, đầu nhọn, phía dưới hình cánh tên, mép nguyên, mặt trên lá có màu đậm hơn, hai mặt đều nhẵn, gân ở hai mép đều hướng về phía đỉnh lá. Cụm hoa mẫn nở vào tháng 3-4. Quả mọng....
29/12/2017
Cây sơn thù du cho vị thuốc gọi là sơn thù hay sơn thù du (Fructus Corni) là quả khô của cây sơn thù. Quả, thu hái lúc vỏ ngoài chuyển sang màu đỏ, nhúng vào nước sôi ít phút, lấy thịt bỏ hạt, rồi làm khô....
01/12/2017
Ngô thù du là một cây nhỏ cao chừng 2,5-5m. Cành màu nâu hay tím nâu, khi còn non có mang lông mềm dài, khi già lông rụng đi, trên mặt cành có nhiều bì khổng. Lá mọc đối, kép lông chim, rìa lẻ. Cả cuống và lá dài độ 15-35cm, 2 đến 5 đôi lá chét, có cuống ngắn. Trên lá và cuống lá chét có mang lông mềm....
30/11/2017
Hoàng cầm là một loại cỏ sống dai, cao 20- 50cm, có rễ phình to thành hình chùy, mặt ngoài màu vàng sẫm bẻ ra có màu vàng. Thân mọc đứng, vuông, phân nhánh, nhẵn hoặc có lông ngắn. Lá mọc đối, cuống rất ngắn, hoặc không cuống; phiến lá hình mác hẹp, hơi đầu tù, mép nguyên, dài 1,5-4cm, rộng 3-8mm hoặc 1cm, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới xanh nhạt. Hoa mọc thành bông ở đầu cành, màu lam tím. Cánh hoa gồm 2 môi, 4 nhị (2 nhị lớn dài hơn tràng) màu vàng, bầu có 4 ngăn....
27/11/2017
Đương quy là một loại cây nhỏ, sống lâu năm, cao chừng 40-80cm, thân màu tím có rãnh dọc. Lá mọc so le, 2-3 lần xẻ lông chim, cuống dài 3-12cm, 3 đôi lá chét; đôi lá chét phía dưới có cuống dài, đôi lá chét phía trên đỉnh không có cuống; lá chét lại xẻ 1-2 lần nữa, mép có răng cưa; phía dưới cuống phát triển dài gần 1/2 cuống, ôm lấy thân. Hoa nhỏ màu xanh trắng hợp thành cụm hoa hình tán kép gồm 12-40 hoa. Quả bế có rìa màu tím nhạt. Ra hoa vào tháng 7-8....
27/10/2017
Cây thảo, sống lâu năm, cao 30-80cm. Rễ mảnh có đường kính 0,5-2cm, phân nhánh nhiều, màu đỏ nâu. Thân hình trụ, có 4 cạnh và lông mềm. Lá mọc đối, kép lông chim lẻ, 3-5 lá chét, đôi khi 7, hình trứng hoặc trái xoan, dài 2-7cm, rộng 0,8-5cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép có răng cưa tròn, hai mặt phủ lông trắng mềm, dày hơn ở mặt dưới, gân lá chằng chịt thành mạng lưới, làm phiến lá như bị rộp lên, lá chét tận cùng lớn hơn, cuống lá dài....
25/10/2017
Loài của lục địa châu Á, phân bố từ Ấn Độ qua Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, các nước Đông Dương. Ở nước ta, Diếp cá mọc hoang ở chỗ ẩm ướt. Thường được trồng làm rau ăn. Thu hái cành lá quanh năm, thường dùng tươi. Có thể phơi hay sấy khô để dùng dần. ...
16/12/1900
Cây riềng mọc hoang và được trồng ở khắp nước ta để làm gia vị và làm thuốc. Có cả ở Trung Quốc( Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Đài Loan). Có thể thu hái quanh năm, thường đào vào mùa thu đông hoặc sang xuân trước mưa phùn để dễ phơi sấy....
16/03/2017
Cây mã tiền Strychnos nux - vomica có nhiều ở Ấn Độ, Sri lanka, Malaysia, Thái Lan, Bắc Australia, ở nước ta hiện nay mới thấy mọc hoang ở vùng rừng núi các tỉnh phía Nam. Các loài mã tiền khác được phân bố ở hầu khắp các tỉnh vùng núi nước ta: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Giang, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị… Đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Kiên Giang. Riêng loài Strychnos cathayensis Mer. mới gặp ở tỉnh Quảng Ninh....
16/03/2017
Cây Hoàng kỳ: Cây sống lâu năm, cao 50-80 cm. Rễ dài hình trụ, mọc cắm sâu. Thân mọc thẳng đứng, trên có phân nhiều cành. Lá mọc so le, kép lông chim lẻ, gồm 6-13 lá chét hình trứng dài 5-23 mm, mặt dưới có nhiều lông trắng mịn. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm, dài hơn lá; hoa màu vàng; đài hình ống ngắn, 5 răng không đều; tràng có cánh cờ thẳng hình trứng thuôn; nhị 2 bó; bầu có nhiều noãn. Quả đậu dẹt, to dần về phía đầu và có mũi nhọn ngắn, mặt ngoài có lông ngắn, 5-6 hạt hình thận, màu đen. Mùa hoa vào các tháng 6-7, mùa quả vào các tháng 8-9....
14/03/2017
Trong các loài hoa, mẫu đơn đứng đầu, Thược dược đứng thứ hai. Mẫu đơn được tôn xưng là "hoa vương", Thược dược được coi là "hoa tướng". Tuy chỉ là "hoa tướng" nhưng Thược dược lại được sử dụng làm thuốc sớm hơn mẫu đơn. Hiện nay Thược dược trở thành thuốc bổ huyết thiết yếu, có phổ sử dụng rộng rãi và tần suất sử dụng rất cao....
13/03/2017
Nguồn gốc nguyên thủy từ Ấn Độ. Từ xa xưa, cây đã được trồng ở nhiều nơi, về sau trở nên hoang dại, trước hết là ở Trung Quốc. Vào thế kỉ 7 đến thế kỉ thứ 8, cây được du nhập sang Đông Phi; đến thế kỉ 13 cây được du nhập sang Tây Phi và đến thế kỉ 18 người dân Jamaica mới tiếp xúc với cây nghệ. Ngày nay nghệ được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới, từ Nam Á đến Đông Nam Á, Đông Á. Ở Việt Nam, nghệ là cây trông phổ biến ở khắp các địa phương, từ vùng ven biển đến núi cao trên 1500 m. ...