Ý nghĩa của việc đầu tư phát triển các vùng trồng dược liệu

Phát triển vùng trồng dược liệu là chiến lược kinh doanh mang tính chất bền vững lâu dài của Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC. Điều này không chỉ giúp Dược phẩm OPC chủ động được nguồn nguyên liệu sạch đầu vào, mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết bài toán nhu cầu dược liệu sản xuất của nền y tế Việt Nam.

Đồng thời thông qua hợp tác phát triển vùng trồng dược liệu với các địa phương, đặc biệt ở các tỉnh vùng xa, đã góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế địa phương phát triển, mang lại việc làm cho người dân, phát huy tiềm năng đất đai, khai thác và bảo tồn nguồn dược liệu quý bản địa Việt Nam. Tất cả những điều này có ý nghĩa sâu sắc về an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và đề cao tính nhân văn!

Vùng trồng dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO

GACP-WHO là Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO). GACP-WHO là một xu thế tất yếu, có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn nguyên liệu sạch đạt chuẩn và đảm bảo chất lượng của ngành Dược.

Các vùng trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO phải đảm bảo nhiều tiêu chí khắt khe về di truyền (gen của dược liệu), con người (kỹ thuật canh tác, thu hái…), môi trường (điều kiện vi sinh, nhiệt độ, bệnh,…) tại các địa phương có thổ nhưỡng phù hợp với từng loại dược liệu trên mảnh đất hình chữ S.

Nhằm chuẩn hóa và mang những sản phẩm chất lượng cao, thật sự an toàn, hiệu quả tới tay người tiêu dùng, Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC đã tiên phong xây dựng vùng trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO từ năm 2006.

Ý nghĩa của việc đầu tư phát triển các vùng trồng dược liệu

Phát triển vùng trồng dược liệu là chiến lược kinh doanh mang tính chất bền vững lâu dài của Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC. Điều này không chỉ giúp Dược phẩm OPC chủ động được nguồn nguyên liệu sạch đầu vào, mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết bài toán nhu cầu dược liệu sản xuất của nền y tế Việt Nam.

Đồng thời thông qua hợp tác phát triển vùng trồng dược liệu với các địa phương, đặc biệt ở các tỉnh vùng xa, đã góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế địa phương phát triển, mang lại việc làm cho người dân, phát huy tiềm năng đất đai, khai thác và bảo tồn nguồn dược liệu quý bản địa Việt Nam. Tất cả những điều này có ý nghĩa sâu sắc về an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và đề cao tính nhân văn!

Vùng trồng dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO

GACP-WHO là các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO). GACP-WHO là một xu thế tất yếu, có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn nguyên liệu sạch làm thuốc đạt các tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng.

Các vùng trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO phải đảm bảo nhiều tiêu chí khắt khe về di truyền (gen của dược liệu), con người (kỹ thuật canh tác, thu hái…), môi trường (điều kiện vi sinh, nhiệt độ, bệnh,…) tại các địa phương có thổ nhưỡng phù hợp với từng loại dược liệu trên mảnh đất hình chữ S.

Nhằm chuẩn hóa và mang những sản phẩm chất lượng cao, thật sự an toàn, hiệu quả tới tay người tiêu dùng, Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC đã tiên phong xây dựng vùng trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO từ năm 2006.

Vùng trồng dược liệu đạt GACP-WHO đầu tiên:

Sau thời gian phấn đấu theo các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến, đến tháng 06/2015 vùng trồng dược liệu Kim tiền thảo của OPC tại Yên Dũng, Bắc Giang lần đầu tiên được chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn GACP-WHO.

Vùng trồng dược liệu đã đạt GACP-WHO:

Nối tiếp thành công đó, tháng 6/2018 OPC chính thức được xác nhận đạt tiêu chuẩn GACP-WHO với vùng trồng dược liệu Ích mẫu tại Yên Dũng, Bắc Giang. Tháng 06/2020, Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền đã trao giấy chứng nhận GACP-WHO cho vùng trồng dược liệu Đinh lăng tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

Vùng trồng dược liệu đạt GACP-WHO tính đến năm 2023:

Vùng trồng dược liệu đạt GACP-WHO đầu tiên:

Sau thời gian phấn đấu theo các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến,
đến tháng 06/2015 vùng trồng dược liệu Kim tiền thảo của OPC tại Việt Yên, Bắc Giang
lần đầu tiên được chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn GACP-WHO.

Vùng trồng dược liệu đã đạt GACP-WHO:

Nối tiếp thành công đó, tháng 6/2018 OPC chính thức được xác nhận
đạt tiêu chuẩn GACP-WHO với vùng trồng dược liệu Ích mẫu tại Lạng Giang, Bắc Giang.
Tháng 06/2020, Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền đã trao giấy chứng nhận
GACP-WHO cho vùng trồng dược liệu Đinh lăng tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

Vùng trồng dược liệu đạt GACP-WHO tính đến năm 2023:

KTT 1920.1080 1

Tháng 10/2021, vùng trồng dược liệu Kim Tiền Thảo tiếp tục được cấp xác nhận đáp ứng tiêu chuẩn GACP-WHO với diện tích được mở rộng lên đến 12,5 ha. 

La Sen 1920.1080

Tháng 01/2023, Dược phẩm OPC chính thức đạt chuẩn GACP-WHO với
vùng trồng Liên Diệp tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Hung Chanh 1920.1080
vong nem 1920.1080 1
Trinh Nu 1920.1080

Tháng 08/2023, Dược phẩm OPC đã có được thêm 3 vùng trồng dược liệu đạt GACP-WHO lần lượt là Húng Chanh ở thành phố Cần Thơ,
Trinh Nữ Vông Nem tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Ich Mau 1920.1080

Tháng 09/2023, vùng trồng Ích Mẫu tại Yên Dũng, Bắc Giang tiếp tục đạt giấy chứng nhận GACP-WHO.

diephachauu

Tháng 02/2024, vùng trồng Diệp Hạ Châu Đắng tại huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng đạt giấy chứng nhận GACP-WHO lần đầu tiên.

Actiso

Tháng 03/2024, vùng trồng Actisô tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng chính thức trở thành vùng trồng thứ 08 của Dược phẩm OPC đạt chuẩn GACP – WHO.

Phim tư liệu
Vùng trồng dược liệu

Phim tư liệu Vùng trồng dược liệu