Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là một bệnh lý nguy hiểm đứng thứ 3 về nguyên nhân tử vong, sau bệnh lý tim mạch và ung thư, là nguyên nhân chính của tàn phế. Đột quỵ nguy hiểm không chỉ vì tỷ lệ tử vong cao, mà còn là gánh nặng cho người bệnh, bởi chi phí điều trị lớn, thời gian điều trị kéo dài, nguy cơ tái phát cao và di chứng để lại nặng nề.
Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do mạch máu não bị tắc nghẽn (nhồi máu não) hoặc bị vỡ (xuất huyết não), gây gián đoạn việc vận chuyển máu để nuôi dưỡng não bộ. Khiến các tế bào thiếu hụt dinh dưỡng, oxy; các tế bào sẽ chết đi sau vài phút nếu vấn đề thiếu hụt này không được khắc phục.
Nhồi máu não (chiếm 85%): nhồi máu não xảy ra khi một vùng não không được cấp máu, thường là do hẹp hoặc tắc một động mạch não. Tình trạng bít tắc kéo dài cản trở máu lưu thông lên não, khiến các tế bào não thiếu hụt oxy quá mức và chết đi, ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể mà vùng não bị chết chi phối.
Xuất huyết não (chiếm 15%): bệnh xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não, phổ biến nhất của dạng này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh…
Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ và được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính:
Nhóm nguyên nhân không thể thay đổi
Nhóm nguyên nhân có thể thay đổi
+ Thói quen: hút thuốc lá, uống bia rượu, gắng sức quá độ.
+ Bệnh lý liên quan: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, béo phì, dị dạng mạch máu não, các bệnh về rối loạn chuyển hóa…
Đột quỵ là bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt “thời gian vàng” cấp cứu trong 3 giờ đầu. Mỗi 5 phút chậm trễ sẽ mất đi 5% khả năng cấp cứu thành công. Do đó, nhận biết được các dấu hiệu của đột quỵ rất quan trọng và thật sự cần thiết.
“FAST” là thông điệp các chuyên gia y tế muốn nhấn mạnh tính cấp thiết về thời gian trong cấp cứu đột quỵ, đồng thời “FAST” cũng là từ viết tắt của:
– F (Face drooping): mặt bệnh nhân bị méo, có cảm giác tê, cứng nửa bên mặt hoặc 1/4 mặt dưới.
– A (Arm weakness): tê mỏi một bên tay; vụng về trong những thao tác, đi đứng khó khăn.
– S (Speech difficulty): nói khó, nói đớ hoặc môi, lưỡi bị tê cứng. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể cảnh báo đột quỵ như nhức đầu nhiều, mất thăng bằng đột ngột, ù tai, điếc đột ngột, khó nuốt, mắt mờ hay chậm hiểu bất thường.
– T (Time): khi phát hiện những dấu hiệu trên cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Sau đột quỵ, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng thường thấy như: liệt (một số bộ phận hoặc liệt nửa người), khó khăn trong việc nói hoặc nuốt, rối loạn nhận thức (giảm khả năng suy luận, phán đoán, suy giảm trí nhớ thậm chí mất trí nhớ), rối loạn cảm xúc, đau ở các bộ phận, giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân. Do đó, cần nhiều thời gian trong điều trị nhằm phục hồi các chức năng của cơ thể. Trong suốt thời gian này, người bệnh cần có tinh thần thoải mái, một thể trạng đủ tốt và cả các phương pháp hỗ trợ dự phòng tái phát tai biến mạch máu não.
Các cấp độ dự phòng tai biến mạch máu não:
– Cấp 1: Tránh các yếu tố nguy cơ bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ, kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh liên quan.
– Cấp 2: Những người đang mắc các bệnh liên quan, cần kiểm soát chặt chẽ các chỉ số về huyết áp, đường huyết, lipid máu… Đối với các đối tượng này, khi có các dấu hiệu nghi ngờ cần nhanh chóng được đưa đến cơ sở y tế, tránh suy diễn gây nhầm lẫn triệu chứng với các bệnh thông thường khác.
– Cấp 3: Khi đã có tai biến thì tránh tái phát. Một người đã bị đột quỵ, nguy cơ tái phát là 43% trong 10 năm đầu với tỷ lệ tăng hàng năm là 4%. Do đó, người bệnh cần đảm bảo rằng luôn luôn kiểm soát tốt các yếu tố nguy. Trong điều kiện này, việc kết hợp điều trị bằng y học hiện đại và y học cổ truyền được khuyến khích và áp dụng rộng rãi, nhằm đạt hiệu quả cao trong phòng tái phát tai biến mạch máu não vừa hạn chế tối thiểu tác dụng phụ không mong muốn của các chế phẩm tân dược.
Não đắc sinh CERINPAS, là bài thuốc y học cổ truyền với sự kết hợp của các dược liệu như:
Điều trị tai biến mạch máu não là một cuộc chiến lâu dài, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì, quyết tâm điều trị, phục hồi chức năng mới có thể quay lại cuộc sống bình thường như trước. Ngăn ngừa các cơn tái phát đột quỵ là việc cần thiết đối với người bệnh sau đột quỵ, nhưng dự phòng đột quỵ là việc cần thiết đối với tất cả mọi người.