Methanol thuộc nhóm hóa chất không được dùng để rửa tay như cồn thông thường. Sử dụng methanol để rửa tay (hoặc nước rửa tay giả có chứa methanol) có thể gây ngộ độc cho người sử dụng.

Bộ Y tế hạn chế nhà thuốc kinh doanh methanol

Methanol thuộc nhóm hóa chất chỉ dùng để làm chất đốt, rửa dụng cụ, làm dung môi hòa tan hóa chất xét nghiệm. Khác với các loại cồn dùng để pha chế nước rửa tay có công thức C2H5OH (ethanol), methanol có công thức CH3OH không được phép sử dụng với mục đích sát khuẩn tay. Tuy nhiên, trên thị trường có một số sản phẩm methanol có thiết kế bao bì nhãn mác tương tự với các loại nước rửa tay gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc khi sử dụng sai mục đích.

Để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, ngày 10/5/2022 Bộ Y tế đã văn bản số 2377/BYT-QLD về việc giới hạn kinh doanh hóa chất methanol tại nhà thuốc. Đồng thời, tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát để ngăn ngừa các trường hợp ngộ độc đáng tiếc có thể xảy ra.

Chú ý: methanol là hóa chất bị giới hạn kinh doanh tại nhà thuốc, còn ethanol vẫn được phép kinh doanh bình thường.

METHANOL
(CH3OH)
ETHANOL
(C2H5OH)
KHÔNG bán tại nhà thuốc Được phép bán tại nhà thuốc
Làm chất đốt, rửa kính oto, làm dung môi hòa tan chất xét nghiệm. Sát khuẩn vết thương, rửa dụng cụ, sát khuẩn tay và dùng làm dung môi cho nhiều sản phẩm khác.

 

Tại sao methanol lại gây ngộ độc

Nhiều người nhầm tưởng chỉ sát khuẩn ngoài da thì dùng methanol hay ethanol cũng không sao. Điều này không đúng, methanol là một hóa chất có công thức hóa học đơn giản, không màu, nhẹ, dễ bay hơi và dễ hấp thu qua da, ruột, phổi của người sử dụng. Nếu rửa tay với một lượng lớn thì methanol sẽ gây ngộ độc cho người sử dụng. Methanol (và các chất chuyển hóa) có thể gây toan chuyển hóa, mất thị lực và gây độc thần kinh trung ương, có thể dẫn đến mù lòa hoặc tử vong. Nguy cơ tử vong đặc biệt cao đối với các trường hợp uống nhầm nước rửa tay có thành phần methanol thay vì ethanol. Trước đó, vào tháng 3/2022, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận bệnh nhân 54 tuổi được chẩn đoán ngộ độc do uống nhầm cồn 70 độ qua xét nghiệm cho thấy nồng độ methanol đến 56%.

Bệnh nhân ngộ độc methanol điều trị tại bệnh viện Bạch Mai

Bên cạnh việc nhầm lẫn do bao bì methanol tương tự nước rửa tay, người tiêu dùng còn đối diện với nguy cơ ngộ độc khi sử dụng nước rửa tay giả. Khi nhu cầu nước rửa tay tăng cao, nhiều kẻ gian hám lợi đã dùng methanol thay ethanol để sản xuất nước rửa tay giả vì giá thành thấp hơn bất chấp đây là hành vi bị cấm theo quy định pháp luật.

Nhà máy ethanol của OPC

Hiện nay, nhà máy ethanol của OPC đạt tiêu chuẩn GMP-WHO – là một tiêu chuẩn cao cấp dành cho sản xuất thuốc, nhà máy còn đạt tiêu chuẩn ISO 13485:2016 đủ điều kiện sản xuất các sản phẩm trang thiết bị y tế theo quy định. Các sản phẩm cồn của OPC luôn được giám sát nghiêm ngặt hàm lượng methanol, điều này giúp đảm bảo an toàn nhất cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.

Một số sản phẩm ethanol đạt chuẩn GMP-WHO của OPC
OPC là một trong những nhà cung cấp cồn top đầu Việt Nam với các sản phẩm mang tên ALCOOL và ETHANOL với nhiều nồng độ, quy cách khác nhau. Alcool 70° và Alcool 90° là một trong các sản phẩm hiếm hoi trên thị trường đạt tiêu chuẩn thuốc và sử dụng rộng rãi ở nhiều bệnh viện khác nhau.
Trong thời gian qua, OPC cũng đã cung cấp lượng lớn ethanol nguyên liệu đạt tiêu chuẩn dược dụng cho các công ty dược lớn tại Việt Nam dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc. Sản lượng ethanol cung cấp ra thị trường năm 2020 tăng gần 3 lần so với năm trước đó. Một số công ty nhập nguyên liệu ethanol của OPC điển hình như GreenCross, Rhoto, Sanofi, Stada, Pymepharco…
Ngộ độc methanol thuộc loại ngộ độc nặng, nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nhưng có thể phòng ngừa được. Khi sử dụng các sản phẩm cồn để rửa tay, người dùng cần xem kỹ thành phần tránh chọn nhầm methanol. Khi sử dụng sản phẩm nước rửa tay hoặc cồn sát khuẩn cũng nên chọn sản phẩm của các nhà sản xuất uy tín với hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để đảm bảo an toàn sức khỏe.