Bên cạnh sát khuẩn tay, xông mũi thì súc miệng là 1 phương pháp giúp ngăn ngừa virus xâm nhập đường hô hấp 1 cách hiệu quả. Nước muối sinh lý là loại dung dịch có chứa NaCl với nồng đồ 0,9%, đây là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu tương đương với cơ thể nên không gây hại cho niêm mạc khi súc nhiều lần trong ngày.
1. Chuẩn bị nước muối sinh lý
Chúng ta có thể dễ dàng pha nước muối sinh lý bằng cách lấy đúng lượng muối cần thiết cho vào nước tinh khiết (9g muối cho 1 lít nước). Nếu bạn muốn tiện lợi hơn thì OPC Pharma có sản phẩm Viên muối súc miệng OPC.
Viên muối súc miệng OPC là 1 sản phẩm mới của OPC Pharma, mỗi viên pha với 100ml nước vừa đủ cho 1 lần sử dụng. Với đặc điểm nhỏ gọn, dễ bỏ vào túi xách hoặc balo, Viên muối súc miệng OPC thuận tiện cho bạn mang theo đến công sở, trường học.
2. Súc miệng
Sau khi đã chuẩn bị nước muối sinh lý, ngậm mỗi lần 20 - 30ml rồi súc kỹ trong vòng 30 giây. Nên súc trong thời gian tối thiếu 30 giây (hoặc lâu hơn) để có hiệu quả loại bỏ vi khuẩn. Lặp lại như vậy 2 - 3 lần.
3. Súc họng
Vùng hầu họng được xem là chốt chặn cuối cùng trước khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gây bệnh đường hô hấp. Bởi vậy, súc miệng không thôi chưa đủ mà chúng ta cần phải súc họng sau khi súc miệng để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Để súc họng, ngậm 20 - 30ml nước muối sinh lý rồi ngửa cổ lên thực hiện động tác khò họng (tạo âm thanh trong họng). Có thể nghiêng đầu về bên trái, bên phải để dung dịch nước muối sinh lý len lỏi vào các kẽ hở, cuối cùng nhổ bỏ dung dịch. Lặp lại động tác vài lần.
4. Súc lại bằng nước
Nhiều người vẫn nghĩ sau khi dùng nước muối phải giữ nguyên, không được súc lại bằng nước lọc thì mới có hiệu quả. Nhưng lời khuyên ở đây là nên tráng miệng lại với nước sạch để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng, súc họng bằng nước muối. Nên súc miệng lại bằng nước lọc sau khi sử dụng nước muối.
Nên súc miệng, súc họng nhiều lần trong ngày theo các bước nêu trên để phòng ngừa các bệnh đường hô hấp, nhất là sau khi nghi ngờ tiếp xúc với mầm bệnh để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Ngoài súc miệng và các phương pháp vệ sinh cá nhân khác, chúng ta nên sử dụng thêm các loại thuốc có chứa vitamin C để tăng khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với các tác nhân gây bệnh.
15/11/2021
Súc miệng với nước muối là một phương thức đã được nhiều người sử dụng để bảo vệ sức khỏe răng miệng từ lâu đời. Nhất là trong các trường hợp viêm họng, viêm lợi, sưng đau nướu răng,…...
05/08/2022
Mai mực là một vị dược liệu trong y học cổ truyền, thường được gọi tên là ô tặc cốt. Ô tặc cốt là phần mai rửa sạch, phơi khô hay sấy của con mực (Sepia esculenta Hoyle). Theo y học cổ truyền, mai mực có vị mặn, tính ôn, công năng thông huyết mạch, trừ hàn thấp, chỉ huyết.…...
12/05/2022
Methanol thuộc nhóm hóa chất không được dùng để rửa tay như cồn thông thường. Sử dụng methanol để rửa tay (hoặc nước rửa tay giả có chứa methanol) có thể gây ngộ độc cho người sử dụng....
18/10/2021
Hạn chế tiếp xúc trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp với nhiều biến chủng mới là điều rất cần thiết, tuy nhiên gánh nặng mưu sinh buộc chúng ta phải thích ứng và sống chung với dịch,......
14/10/2021
Paracetamol là một loại thuốc phổ biến đến mức hầu như ai cũng biết. Trên thị trường hiện nay, không thể đếm hết các loại thuốc có thành phần chính là paracetamol. Và ở thời điểm này, nó còn được người dân ưu tiên trang bị sẵn sàng ở tủ thuốc mỗi gia đình,......
15/08/2021
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là một bệnh lý nguy hiểm đứng thứ 3 về nguyên nhân tử vong, sau bệnh lý tim mạch và ung thư, là nguyên nhân chính của tàn phế. Đột quỵ nguy hiểm không chỉ vì tỷ lệ tử vong cao, mà còn là gánh nặng cho người bệnh,…...
13/07/2021
Rau diếp cá là thực phẩm rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Ngoài ra, loại rau này còn được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh rất hiệu quả....
11/05/2021
Trên thế giới, ước tính có khoảng 30 triệu người mắc chứng phì đại tuyến tiền liệt. Trong đó, bệnh xuất hiện đa số ở nam giới từ 45 tuổi và nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi....
15/04/2021
Đau dây thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng cũng có thể không tìm thấy nguyên nhân tổn thương gọi là đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát....
26/03/2021
Võng mạc là lớp mô nằm ở phía sau nhãn cầu, một bộ phận bên trong mắt, là nơi tiếp nhận các tín hiệu ánh sáng và truyền lên não bộ. Võng mạc có rất nhiều mạch máu......
12/03/2021
Táo bón có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, trong đó chủ yếu là những người ít vận động, ăn uống thiếu khoa học, bệnh trĩ, tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị bệnh.......
08/03/2021
Theo Dược điển Việt Nam IV thì vaccine dùng cho người là những chế phẩm chứa các kháng nguyên có khả năng tạo miễn dịch chủ động và đặc hiệu để phòng bệnh do vi sinh vật gây nên. Vắc xin được sản xuất từ vi khuẩn, Rickettsia hoặc virus......
30/12/2020
Dân gian xưa có câu “cái răng cái tóc là góc con người” thế nhưng không phải ai cũng may mắn sở hữu được mái tóc óng đẹp để thoải mái tự tin giao tiếp. Thông thường tóc bạc chỉ xuất hiện khi bắt đầu bước qua độ tuổi 40 - 50......
16/12/2020
“STRESS”, là từ ngày càng phổ biến và quen thuộc đến nổi bạn có thể nghe hàng ngày và từ bất kỳ ai. Vậy STRESS là gì? Vì sao STRESS lại được nhắc nhiều đến như vậy?......
16/11/2020
Cảm cúm là biểu hiện của chứng thương phong trong Đông y. Nguyên nhân chính là do chính khí suy yếu, tà khí thừa cơ xâm nhập gây bệnh......
12/11/2020
Mỡ máu cao hay còn gọi là rối loạn lipid máu, là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid máu bị rối loạn (tăng Cholesterol/ Triglycerid/ LDL-c, hoặc giảm HDL-c…). Rối loạn lipid máu thường không xuất hiện triệu chứng đặc trưng,......
16/10/2020
Theo đông y quan niệm cơ thể học có “lục phủ ngũ tạng”, lục phủ là sáu bộ phận trong vùng bụng bao gồm: vị, đảm, tam tiêu, bàng quang, tiểu trường, đại trường. Ngũ tạng bao gồm: tâm, can (gan), tỳ, phế (phổi), thận....
18/09/2020
Đối với sức khỏe con người, khoáng chất có vai trò rất quan trọng không thua vitamin. Khoáng chất tham gia vào cấu tạo tế bào, tham gia các hoạt động sống và đặc biệt quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi, duy trì......
15/09/2020
Nhiệt miệng, một bệnh quen thuộc mà hầu hết trong chúng ta ai cũng có ít nhất 1 lần mắc phải. Đây là một bệnh không nguy hiểm và thường tự khỏi nhưng lại gây cảm giác khó chịu và phần nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống......
25/08/2020
Mọi người đã từng nghe, từng xem trên ti vi, báo đài các sản phẩm có thành phần cao lá Thường xuân. Cây thuốc nghe lạ lạ nhưng chúng ta vẫn chưa biết chúng như thế nào, có tác dụng thần kỳ ra sao?......
31/01/2020
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố virus corona là Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế. Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC) được WHO ban bố khi có cuộc khủng hoảng quy mô toàn cầu ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng......
19/11/2019
Cơn đau thắt ngực là một triệu chứng thường gặp của bệnh lý động mạch vành gây ra do tình trạng thiếu máu cơ tim. Nếu không được điều trị kịp thời cơn đau thắt ngực có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim, rung thất…...