Mỡ máu cao là gì?
Mỡ máu cao hay còn gọi là rối loạn lipid máu, là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid máu bị rối loạn (tăng Cholesterol/ Triglycerid/ LDL-c, hoặc giảm HDL-c…). Rối loạn lipid máu thường không xuất hiện triệu chứng đặc trưng, phần lớn triệu chứng lâm sàng của bệnh chỉ được phát hiện khi gây ra các biến chứng ở các cơ quan hoặc biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não……
Ai là đối tượng nguy cơ của bệnh rối loạn lipid máu?
Một số dấu hiệu lâm sàng có thể gợi ý bệnh như thể trạng béo phì, ban vàng, tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành…. Tuy nhiên, trên thực tế, những bệnh nhân có thể trạng bình thường hoặc gầy vẫn có rối loạn lipid máu.
Do đó, để chẩn đoán chính xác phải dựa trên các chỉ số cận lâm sàng như:
- Cholesterol máu > 5,2mmol/L (200mg/dL)
- Triglycerid > 1,7mmol/L (150mg/dL)
- LDL-cholesterol >2.58mmol/L (100mg/dL)
- HDL-cholesterol < 1.03mmol/L (40mmol/L)
Nguyên nhân gây bệnh do đâu?
Nguyên nhân tiên phát: do đột biến gen làm tăng tổng hợp quá mức hoặc giảm thanh thải Cholesterol, Triglycerid, LDL-c, giảm tổng hợp hoặc tăng thanh thải HDL-c. Rối loạn lipid máu tiên phát thường xảy ra sớm ở trẻ em và người trẻ tuổi, ít khi kèm thể trạng béo phì.
Nguyên nhân thứ phát: lối sống ăn nhiều thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, ít vận động hoặc bệnh sinh từ các bệnh lý khác như đái tháo đường, hội chứng Cushing, suy giáp, bệnh thận, xơ gan, người sử dụng estrogen.
Rối loạn lipid máu có thể gây ra những biến chứng gì?
Lipid máu tăng và không được điều trị trong thời gian dài, lượng lipid thừa có thể tích tụ lại các cơ quan, nội tạng, xuất hiện các dấu hiệu như: cung giác mạc, ban vàng ở mi, mí mắt, nhiễm lipid võng mạc, gan nhiễm mỡ, viêm tụy….
Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn lipid máu là xơ vữa động mạch, chính biến chứng này là nguyên nhân chủ yếu gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, viêm tắc gây hoại tử bàn chân.
Điều trị rối loạn lipid máu như thế nào?
Điều trị rối loạn lipid máu phải kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc. Thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên, bao gồm tăng cường tập luyện – vận động thể lực, nhất là những người làm công việc văn phòng, các đối tượng ít vận động, và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý với thể trạng và tính chất công việc.
Thay đổi lối sống sau 2-3 tháng mà không đem lại hiệu quả như mong muốn thì bệnh nhân được chỉ định điều trị với các loại thuốc hạ lipid máu: như Nhóm statin (Atorvastatin, Rosuvastatin, Simvastatin…), Nhóm fibrat (Gemfibrozil, Clofibrat, Fenofibrat), Nhóm Resin (Cholestyramin, Colestipol, Colesevelam), Omega 3.
Tuy nhiên, các thuốc điều trị rối loạn lipid máu đều chuyển hóa qua gan, nguy cơ gây hại cho gan rất cao. Do vậy, bên cạnh việc điều chỉnh lipid máu về mức bình thường thì việc sử dụng thuốc không gây hại cho gan nói riêng và các cơ quan khác nói chung là điều cần thiết.
“GARLICAP viên tỏi nghệ” của OPC là thuốc được bào chế từ Tỏi và Nghệ. Đây là các dược liệu thường được thấy trong các bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam nhưng lại có hiệu quả tốt trong điều trị tăng Cholesterol và Triglycerid.
Rối loạn lipid máu là bệnh cần được kiểm soát và điều trị trong thời gian dài. Do đó, bên cạnh việc thay đổi lối sống theo hướng tích cực, thì việc lựa chọn thuốc an toàn, hạn chế tối đa tác dụng phụ là điều cực kỳ cần thiết để người bệnh tuân thủ đúng liệu trình nhằm đạt hiệu quả điều trị như mong muốn.